Bank Statement là gì? Hướng dẫn chi tiết cách lấy bank statement nhanh chóng nhất
Lượt xem: 17,140Bank Statement là gì? Đây là thuật ngữ quen thuộc trong ngành ngân hàng. Không chỉ cá nhân mà mỗi doanh nghiệp hầu như đều cần sử dụng tài liệu này. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ đây là khái niệm gì? Chúng có lợi ích thế nào? Cách lấy Bank Statement chuẩn xác ra sao?... Cùng xem ngay bài viết dưới đây nhé. CareerViet sẽ gửi đến bạn những thông tin cần thiết về Bank Statement.
Tìm hiểu về Bank Statement
Bank Statement là gì?
Statement là gì? tiếng Việt có nghĩa bảng báo cáo hay bảng kê. Vậy Bank Statement được hiểu là bản sao kê tài khoản ngân hàng. Đây là tài liệu thống kê chi tiết tất cả giao dịch của một doanh nghiệp hay cá nhân tại ngân hàng trong một khoản thời gian nhất định.
Thông thường các chỉ tiêu được thể hiện trên bảng kê này gồm thông tin như: số tài khoản, ngày giao dịch, số tiền, nội dung giao dịch, số dư đầu kỳ-cuối kỳ…
Bank Statement sẽ được gửi đến chủ tài khoản theo định kỳ tháng, quý hoặc năm tùy vào nhu cầu của chủ sở hữu.
Bản sao kê tài khoản được xem là một công cụ hữu ích giúp bạn theo dõi chính xác dòng tiền lưu chuyển trong ngân hàng. Từ đó bạn có thể phát hiện các sai sót, chênh lệch, khoản phí gian lận… để kịp thời yêu cầu ngân hàng sửa đổi.
Bank Statement là tài liệu thể hiện chi tiết mọi giao dịch của tài khoản (Nguồn: Internet)
Xem thêm:
Nhân viên ngân hàng là gì? Tổng hợp các kỹ năng cần thiết để trở thành nhân viên giỏi
Việc làm ngân hàng lương cao, tuyển dụng mới nhất
RM là gì trong ngân hàng? Công việc của relationship manager là gì?
Cấu trúc chi tiết của một bản Bank Statement
Mỗi ngân hàng sẽ có mẫu Bank Statement khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các bản sao kê sẽ có các thông tin sau:
- Thông tin liên hệ của ngân hàng: bao gồm địa chỉ, số điện thoại, website của ngân hàng.
- Tên tài khoản: tên cá nhân hoặc tên của một tổ chức khi bạn đăng ký mở tài khoản tại ngân hàng.
- Số tài khoản: là số định danh của tài khoản tại ngân hàng.
- Loại tài khoản: xác định loại tài khoản, ví dụ: tài khoản tiết kiệm hay tài khoản thanh toán…
- Số dư đầu kỳ: là số dư vào ngày đầu tiên của kỳ sao kê.
- Số dư cuối kỳ: là số dư còn lại vào ngày cuối cùng của kỳ sao kê.
- Chu kỳ sao kê: thể hiện khoản thời gian của bản sao kê: 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày…
- Ngày giao dịch: là ngày bạn thực hiện giao dịch nộp, rút hay chuyển tiền trên tài khoản.
- Nội dung giao dịch: phần này mô tả giao dịch đã được hiện như: mua hàng, gửi tiền, rút tiền, nhận tiền hay các khoản phí…
- Khoản nợ: đây là số tiền được trừ khỏi tài khoản. Nghĩa là khoản tiền này sẽ làm giảm số dư hiện có của tài khoản.
- Khoản có: còn đây là số tiền được ghi có vào tài khoản. Ngược lại với phần ghi nợ, ghi có sẽ tăng số tiền trong tài khoản.
- Người tạo bảng và người phê duyệt: thể hiện họ tên và chữ ký của nhân viên ngân hàng.
Bank Statement có những hình thức nào?
Bạn đã hiểu Bank Statement là gì, vậy bạn có biết tài liệu này được thể hiện dưới những hình thức nào không? Bản sao kê ngân hàng có hai hình thức cơ bản đó là:
- Bank Statement trực tuyến
Hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, hình thức Bank Statement trực tuyến được khá ưa chuộng vì sự tiện lợi và nhanh chóng. Đối với sao kê trực tuyến chỉ cần bạn đăng ký sử dụng Internet Banking là có thể xem thống kê giao dịch của tài khoản tại bất cứ đâu, chỉ cần thông qua một thiết bị di động có kết nối mạng.
Xem Bank Statement online tại bất cứ đâu (Nguồn: Internet)
- Bank Statement trực tiếp
Bên cạnh hình thức xem trực tuyến thì sử dụng bảng giấy sao kê ngân hàng là hình thức được hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn. Bởi vì nó có tính chứng thực và đảm bảo giá trị về mặt pháp lý. Điều này có nghĩa là bạn trực tiếp đến các chi nhánh hay phòng giao dịch của ngân hàng và yêu cầu thực hiện sao kê. Nhân viên ngân hàng sẽ xác nhận chữ ký và con dấu của ngân hàng trên Bank Statement.
Xem thêm:
Cách tính lãi suất kép, lãi suất ngân hàng, lãi suất tiết kiệm siêu lợi nhuận và chính xác nhất.
Deposit là gì? Tổng hợp kiến thức hữu ích về tiền gửi ngân hàng
Hướng dẫn cách lấy Bank Statement chuẩn chỉnh
Bạn có thể lấy bản sao kê ngân hàng qua nhiều cách như: trực tiếp đến quầy giao dịch, qua online, qua ATM. Dưới đây là hướng dẫn cách lấy bản sao kê đơn giản nhất:
Cách thức lấy Bank Statement tại Mobile Banking và Internet banking
Với cách lấy này, bạn phải có tài khoản ngân hàng và đã đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Banking và Internet Banking. Các bước gồm:
- Bước 1: bạn đăng nhập vào tài khoản trên Internet Banking hoặc Mobile Banking.
- Bước 2: chọn tài khoản cần xem sao kê -> chọn khoản thời gian xem bản sao kê.
- Bước 3: bạn có thể kết xuất ra file excel, PDF tùy theo nhu cầu của mình.
- Bước 4: thực hiện lệnh in bản sao kê (nếu muốn).
Cách lấy bản sao kê ngân hàng qua Internet Banking vô cùng đơn giản và tiện lợi (Nguồn: Internet)
Cách lấy Bank Statement tại cây ATM
Cách lấy Bank Statement tại ATM cũng khá đơn giản tuy nhiên ít người sử dụng hơn. Bởi vì hình thức này chỉ cho phép sao kê những giao dịch gần nhất, cụ thể là giới hạn trong 10 giao dịch gần nhất. Để sao kê theo cách thức này, bạn thực hiện như sau:
- Bước 1: bạn cho thẻ vào khe nhận thẻ của máy ATM.
- Bước 2: nhập mã PIN.
- Bước 3: chọn ngôn ngữ: Việt hay Anh.
- Bước 4: nhấn chọn chức năng “In sao kê / Truy vấn”.
Chi phí dịch vụ sao kê của ngân hàng
Mỗi ngân hàng sẽ có mức phí sao kê khác nhau, điều này được quy định rõ trong biểu phí. Thông thường với hình thức sao kê trực tuyến bạn sẽ không bị mất phí. Vì bạn tự thực hiện và in sao kê qua ứng dụng Mobile Banking hoặc Internet Banking. Đối với sao kê tại quầy ngân hàng sẽ phải tốn phí. Khoản phí này cũng khá thấp, khoảng vài chục nghìn đồng cho một lần in sao kê. Bạn có thể tham khảo thêm:
- Vietinbank và VPBank: 2.000đ/trang, tối thiểu 10.000đ/lần.
- Vietcombank: 5.000đ/trang, tối thiểu 30.000đ/lần. Ngoài ra chủ tài khoản sẽ được miễn phí in sao kê 1 lần 1 tháng.
- BIDV: 3.000đ/trang, tối thiểu 10.000đ/lần.
- ACB: sao kê trong vòng 24 tháng gần nhất sẽ được miễn phí với 2 lần đầu, từ lần thứ 3 sẽ mất phí 5.000đ/tháng hoặc 50.000đ/năm.
- Techcombank: phí sao kê hàng tháng chuyển phát về nhà: 20.000đ/tháng
Nếu chủ tài khoản có yêu cầu bản sao kê bằng tiếng Anh thì có thể phải trả thêm phí. Điển hình như Agribank: bản sao kê đầu tiên phí 20.000đ - 50.000đ cộng thêm 10.000đ với bảng tiếng Việt. Riêng bảng tiếng Anh có mức phí từ 50.000đ - 100.000đ cho bản đầu và 20.000đ cho các bản tiếp theo.
Tùy từng ngân hàng sẽ có mức phí khác nhau cho việc in sao kê (Nguồn: Internet)
Lợi ích của Bank Statement
Bạn đã hiểu Statement là gì qua phần trên? Vậy những bản sao kê ngân hàng này có lợi ích thế nào? Mời bạn theo dõi tiếp nhé.
Đối với cá nhân
Nhìn vào Bank Statement, bạn có thể dễ dàng theo dõi chi tiết dòng tiền ra - vào như thế nào. Từ đó bạn có thể kiểm soát được các khoản biến động số dư tài khoản cũng như phát hiện rủi ro, thất thoát tiền. Bạn nên đối chiếu chứng từ với bảng kê nếu phát hiện sự khác biệt phải lập tức thông báo cho ngân hàng cùng rà soát và kịp thời điều chỉnh. Tốt nhất mỗi tháng bạn nên thực hiện việc này một lần để đảo bảo sự an toàn, chính xác cho tài khoản. Tránh việc để dồn quá lâu thời gian kiểm tra bảng kê ngân hàng, điều này sẽ khó khăn hơn trong việc rà soát và mất nhiều thời gian hơn.
Bạn cũng nên lưu trữ các bản sao kê trong thời gian khoản 1 năm đối với cá nhân, với công ty thì thời gian lưu trữ tối thiểu 10 năm theo luật kế toán. Vì đây là chứng từ xác minh chi phí được khấu trừ hoặc làm bằng chứng cho thu nhập khi khai thuế.
Thường xuyên đối chiếu với Bank Statement sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện các sai sót (Nguồn: Internet)
Xem thêm:
Hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân
Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công
Không quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2022 có bị phạt?
Đối với ngân hàng
Ngân hàng có trách nhiệm giữ và đảm bảo tiền gửi của khách hàng an toàn. Vì vậy bản sao kê sẽ giúp ngân hàng nắm rõ mọi giao dịch của khách hàng. Nhờ đó, họ có thể phát hiện và ngăn chặn những giao dịch trái pháp luật kịp thời ngăn chặn. Qua đó, việc truy tìm các giao dịch bất thường sẽ chuẩn xác, khắc phục lỗ hổng an ninh nằm mang đến dịch vụ uy tín cho người dùng. Bên cạnh đó, đây cũng là một nguồn thu của ngân hàng. Tuy khoản phí này không cao như tính trên số lượng lớn khách hàng thì cũng là một khoản doanh thu không thể bỏ qua của ngân hàng.
Statement là gì, Bank Statement có lợi ích gì?... và những thắc mắc khác liên quan đến Bank Statement đã được giải đáp qua bài viết dưới trên. CareerViet hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu đến bạn. Để theo dõi thêm nhiều bài viết hay khác hãy thường thường xuyên truy cập blog CareerViet bạn nhé. Tìm việc nhanh chóng, đơn giản, tạo CV chuyên nghiệp,… tất cả chỉ với CareerViet.
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Tìm việc làm | Việc làm tại Quy Nhơn Bình Định mới nhất | Tìm việc làm ở Cần Thơ | Bản tin việc làm Đà Nẵng