Bảy bước để có được sự hài lòng trong công việc

Lượt xem: 13,839

Hầu hết mọi người đều không cảm thấy hài lòng trong công việc. Con đường sự nghiệp có thể mang đến cho bạn tiền tài, danh vọng, tuy nhiên không hẳn đã thõa mãn các nhu cầu tình cảm, xã hội hay sáng tạo. Chúng ta cảm thấy bứt rức, khó chịu, không biết phải làm gì ngoài việc thuyên chuyển công việc.

Mary Lyn Miller- nhà tư vấn về nghề nghiệp, khuyên những người tìm việc và những ai không hài lòng với công việc hãy nhìn nhận lại niềm tin của mình vì: “ Chúng chính là điều đã tạo nên bạn hôm nay”. Lý do nào khiến bạn chọn lựa nghề nghiệp hiện tại? Đó có phải là vì bạn muốn nối bước cha mình, hay kế thừa sự nghiệp của gia đình. Nếu đây là tình huống của bạn, đã đến lúc nên nhìn nhận về những cơ hội mới trong tương lai.

Miller đã phát triển một quá trình gồm 7 bước để giúp đỡ những người tìm việc đánh giá tình huống hiện tại, niềm tin của họ cũng như xác định niềm đam mê thật sự và bắt đầu chuyến hành trình mới.

Bảy bước để có được sự hài lòng trong công việc
Bảy bước để có được sự hài lòng trong công việc

Bước 1: Mong muốn làm điều gì khác biệt
Phá vỡ các thói quen là một trong các nhiệm vụ khó khăn nhất của những người tìm việc. Miler khuyên bạn nên mở rộng tâm hồn để đón nhận các cơ hội không chỉ nằm trong các công việc đang làm.

Bước 2: Hãy sống  và làm theo cách bạn muốn
Hãy nhìn vào những điều bạn thực sự yêu thích và mong muốn theo đuổi. Nếu bạn muốn đi đây đó và giao tiếp với nhiều người, hãy làm theo tiếng nói của trái tim  và tìm kiếm một công việc khác mang đến cho bạn những điều này. Dawn là giám đốc kinh doanh của một cửa hàng thời trang trong nhiều năm. Mặc dù, thu nhập của cô ta rất cao, cô ta không bao giờ cảm thấy hạnh phúc và luôn khát khao được làm việc ngoài trời cùng với thiên nhiên. Cô  quyết định đi đến lớp học ban đêm và lấy bằng cử nhân về lâm nghiệp. Hiện cô đang làm việc cho một công ty công nghệ sinh học.

Bước 3: Tự xác định bản thân
Miller đề nghị những người kiếm việc sau khi đã xác định mình là ai cần phải biết cách chứng tỏ giá trị của bạn thân. “ Trên thị trường lao động, bạn là một món hàng. Vì thế, bạn cần phải biết các đặc tính hay lợi điểm nào bạn có thể mang đến cho khách hàng . Hãy xem xét các kỹ năng và kiến thức cũng như cách vận dụng chúng vào vị trí mong muốn. Phẩm chất của bạn phải là công cụ hiệu quả nhất để thuyết phục nhà tuyển dụng.”

Bước 4: Đề cao bản thân
Tự tôn trọng và yêu quý bạn thân là điều không thể thiếu đối với bất kỳ người tìm việc nào. Chúng sẽ mang đến cho bạn sự tự tin cũng như trở nên mạnh mẽ hơn, hoàn thiện hơn và thông minh hơn để thực hiện được những niềm hy vọng, khát khao và mơ ước.

Bước 5: Tầm nhìn
Miller khuyên những người tìm việc nên tìm được lời giải đáp cho câu hỏi “ Tôi thật sự muốn làm gì?” Bạn cần nêu ra những lý lẽ kiên định, chi tiết để chứng tỏ sự liên kết của chúng với cuộc đời bạn. Ví dụ, một thư ký muốn trở thành diễn viên, mô tả về một cuộc đời có thể cho phép cô ta thể hiện tình yêu đối với Shakespeare trên sàn diễn.

Bước 6: Chấp nhận nguy hiểm
Miler tin rằng sự khai sáng chỉ có thể đến khi phải đối diện với các khó khăn và thử thách. Khi nhận ra niềm đam mê của chính mình, rất nhiều người tỏ ra lo sợ để thực hiện chúng và thậm chí  không làm gì cả. Bước 6 này đòi hỏi người tìm việc phải nhìn nhận những điều mà bản thân phải chấp nhận hy sinh để theo đuổi  mơ ước. Đối với một người nào đó, điều này có nghĩa là phải nghỉ việc để trở lại trường học. Bạn sẽ tiến gần hơn đến công việc lý tưởng trong cuộc đời nếu có đủ can đảm để làm điều này.

Bước 7: Hành động
Một vài giáo viên thường dạy chúng ta rằng “ Nếu bạn muốn leo lên đỉnh núi, đừng đứng ở chân núi và nhìn lên, hãy trèo lên từng nấc một và sau cùng tiến đến đỉnh núi”. Một ý định tốt khi không đi đôi với hành động cũng trở thành vô nghĩa. Tạo ra một kế hoạch và kiên trì thực hiện sẽ dẫn bạn đến các cơ hội khác nhau. Việc tìm kiếm công việc, vì thế trở thành một nhiệm vụ nhằm theo đuổi một cuộc sống ý nghĩa hơn. Kế hoạch này có thể bao gồm các gia đoạn như: nghiên cứu về các ngành nghề, trao đổi với những người cùng chung mong muốn, đăng ký một lớp học nào đó hay chấp nhận làm công việc tình nguyện trong lĩnh vực đặt mục tiêu.

Tất cả các bước trên sẽ dẫn bạn đến một cuộc hành trình hạnh phúc và xứng đáng hơn. Sau cùng, hãy ghi nhớ là chính chuyến hành trình, không phải điểm đến, mới là điều quan trọng nhất.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay