Bí quyết giảm stress và thích nghi với các thay đổi trong công việc
Lượt xem: 17,220Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Sự căng thẳng là một nhân tố rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có những mối bận tâm về công việc, gia đình, tương lai…. Sự căng thẳng đó có thể liên quan đến cả thể xác lẫn tinh thần. Chúng ta cảm thấy bị khủng hoảng khi phát hiện mình đang mang bệnh, khi một người thân nào đó rời bỏ chúng ta, khi công việc gặp rắc rối… Tất cả các sự kiện xảy đến cho chúng ta vô hình chung đều ần chức các sức ép tâm lý.
Để phản ứng lại các căng thẳng này, cơ thể chúng ta thường tự điều chỉnh lại cơ chế hoạt động như hô hấp, tuần hoàn máu. Điều này nhằm giúp chúng ta phản ứng nhanh chóng và hiệu quả đối với các tình hưống quá căng thẳng. Tuy nhiên, nếu các căng thẳng này cứ lập đi lập lại ,bạn sẽ có nguy cơ phải chịu những đựng những tổn thương về mặt sức khỏe và tinh thần.
Tuy nhiên, sự căng thẳng cũng có khía cạnh tích cực của nó. Bạn cần có một áp lực nào đó để hoàn thành công việc tốt nhất. Bí quyết của vấn đề này nằm ở khả năng điều chỉnh lượng căng thẳng sao cho nó thực sự mang đến cho bạn nguồn năng lượng, mong muốn và nhiệt tình làm việc thay vì làm ảnh hưởng xấu đền sức khỏe và tinh thần.
Các nhân tố gây stress phổ biến
Sau đây là một vài nhân tố gây stress phổ biến. Bạn cần hiểu được chúng cũng như có được các biện pháp ngăn chặn.
- Cảm giác không kiểm soát được bản thân
- Cảm giác mất định hướng
- Cảm thấy có lỗi vì chậm trễ hay không hoàn thành công việc
- Không có đủ thời gian để hoàn tất mọi công việc
- Có những thay đổi không mong đợi
- Cảm thấy do dự, không chắc chắn
- Kỳ vọng quá nhiều vào bản thân
Điều gì ảnh hưởng đến khà năng đương đầu với các khó khăn của bạn?
Khi cảm thấy căng thẳng và do dự, bạn có thể ngăn chặn trước các biến cố có thể xảy ra. Ví dụ như trong quá trình thay đổi, các thành viên trong công ty sẽ có:
- Các ý kiến khác nhau. Một vài nhân viên cảm thấy do dự và khó khăn để chấp nhận sự thay đổi trong khi số còn khác lại cảm thấy phấn khởi và xem đây là một cơ hội.
- Các kinh nghiệm khác nhau khi quản lý và đối mặt với stress. Về mặt lý thuyềt, những ai có kinh nghiệm thường có khả năng kiểm soát tình hình cao hơn.
- Một vài nhân viên lên tiếng về điều này trong khi số khác thì im lặng. Cũng có một vài người phàn nàn. Tuy nhiên nhiều người lại tỏ thay độ ủng họ sự thay đổi. Một số người tìm cách phá hoại và làm việc theo kiểu dậm chân tại chỗ.
- Các mức độ căng thẳng khác nhau thay đổi tùy theo các lãnh vực của cuộc sống
- Chúng ta sẽ học được rất nhiều điều từ sự thay đổi và các căng thẳng. Chúng ta sẽ học được cách tìm kiếm cho mình sự ủng hộ từ gia đình, bạn bè, cấp trên và đồng nghiệp.
Khả năng kiểm soát stress của bạn sẽ tiếp tục thay đổi theo thời gian. Bạn nên biết rằng những người từng trải qua những thay đổi lớn thường không có khả năng lập lại hành động của mình đã từng thực hiện trong quá khứ.
Sự căng thẳng có thể gây ra các vấn đề về thể chất, tinh thần, hành vi, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tình cảm, các mối quan hệ cá nhân và công việc. Nó có thể biến bạn trờ thành một người phòng bị, thụ động, thiếu tập trung, năng suất làm việc sụt giảm và mẫu thuẫn nội tâm. Việc chịu đựng quá nhiều căng thẳng khiến nhiều người mất ngủ, cáu gắt, đầu đầu. Nghiêm trọng hơn nữa, chúng chính là các nguyên nhân tiềm tàng gây ra bệnh cao huyết áp và đau tim.
Trong quá trình căng thẳng, nhiều người thường tự trách mình không đủ khả năng để kiểm soát nó. Thường các nhà quản lý không hiểu được điều này, vì thế họ đòi hỏi các nhân viên phải làm việc hiệu quả ngay sau khi các biến cố gây căng thẳng xảy ra.
Mỗi các nhân đều có sự gắn bó với nhóm làm việc của mình, cấu trúc tổ chức, trách nhiệm các nhân và phương thức hoàn thành công việc. Vì thế khi một trong số các nhân tố này có biến động, họ thường cảm thấy lạc lỏng. Chúng ta ai cũng cần có thời gian để quên đi cái cũ và hòa nhập với cái mới.
Bí quyết làm giảm và kiểm soát stress
Hãy nghĩ đến các tình huống của bạn và chọn lựa 1 trong các biện pháp thích hợp sau để quản lý hiệu quả các căng thẳng có thể xảy đến cho bạn.
Quản lý, phân bổ thời gian và mục tiêu. Đề ra các mục tiêu và thời gian thực hiện. Hãy nhớ đến câu chuyện
Việc lập các kế hoạch vượt ngoài khả năng sẽ gây ra stress. Bạn không chỉ căng thằng vì phải giải quyết chúng mà còn là suy nghĩ về chúng. Hãy biết nói “không” khi công việc quá tải và dừng ngay các công việc không cần thiết. Hãy sử dụng các công cụ lập kế hoạch trên máy tính và viết ra các công việc đúng như thực tế.
Cân nhắc tất cả các cuộc họp. Vì sao phải đặt các cuộc họp ở vị trí đầu tiên? Vai trò của các cuộc họp là chia sẻ thông tin và giải quyết vấn đề. Các cuộc họp có thể giúp ích cũng như làm giảm hiệu suất công việc. Nếu hầu hết các thời gian của bạn đều bỏ ra cho các cuộc họp tốn thời gian và không hiệu quả, bạn đang tự làm giảm đi khả năng hoàn thành các mục tiêu công việc quan trọng.
Bạn không thể chăm lo cho tất cả mọi người – Quản lý thời gian của bạn. Bạn phải sắp xếp thời gian cho những việc quan trọng, quản lý thời gian là một phương pháp rất quan trọng trong cuộc đời bạn. Nền tảng của việc quản lý thời gian là quản lý các sự kiện. Một cuộc điều tra cho thấy những nhà tiên tri thường sống thọ nhất. Điều này không phải là khó hiểu vì nghề nghiệp của họ là kiểm soát các sự kiện.
Tiến sĩ Charles Hobbes trong quyển sách Sức mạnh thời gian đã đưa ra 5 loại sự kiện:
- Các sự kiện bạn nghĩ bạn không thể kiểm soát, và bạn không thể kiểm soát
- Các sự kiện bạn nghị bạn không thể kiểm soát, và bạn có thể kiểm soát
- Các sự kiện bạn nghĩ bạn có thể kiểm soát, nhưng bạn không thể kiểm soát
- Các sự kiện bạn nghĩ bạn có thể kiểm soát, nhưng bạn không kiểm soát
- Các sự kiện bạn nghĩ bạn có thể kiểm soát, và bạn có thể kiểm soát
Có 2 vấn đề chính liên quan đến kiểm soát:
Đầu tiên là mỗi chúng ta phải thực sự kiểm soát và chịu trách nhiệm về các sự kiện hơn là chỉ đơn thuần nhận biết về chúng
Điều thứ hai là những sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Nếu chúng ta cứ khăng khăng muốn kiểm soát chúng, chúng ta sẽ cảm thấy căng thẳng và không hạnh phúc
Cuộc sống với những căng thẳng của nó khiến chúng ta cảm thấy mình dường như không thể tự kiểm soát được. Tuy nhiên, càng không thể tự kiểm soát chúng ta lại càng căng thẳng.
Hãy phân tích trước khi quyết định phân bổ thời gian. Bạn hãy nhìn lại bảng phân bổ thời gian của bạn. Bạn có đặt những công việc không quan trọng, nhỏ nhặt trước tiên vì chúng làm bạn cảm thấy dễ chịu không? Bạn có tập trung vào các vấn đề nhằm tạo ra các khác biệt trong công việc và cuộc sống không? Tất cả các sự kiện và công việc xảy ra hàng ngày đều có thể chia thành 4 loại. Bạn cần dành thởi gian cho 2 loại cuối cùng sau đây:
- Không khẩn cấp và không quan trọng
- Khẩn cấp và không quan trọng
- Không khẩn cấp và quan trọng
- Khẩn cấp và quan trọng
Kiểm soát sự lãng phí thời gian. Thường chúng ta lãng phí thời gian do các lý do sau: không biết phải làm gì, không thích làm và không biết phải làm thế nào.
Bạn nên kiểm soát sự lãng phí thời gian bằng cách chia các dự án lớn thành các công việc nhỏ. Hãy viết ra danh sách công việc cần làm mỗi ngày. Không kiểm soát được thời gian sẽ khiến công việc của bạn chất đống.
Hy vọng các bí quyết giúp giảm stress và thích nghi với thay đổi trong công việc trình bày trên sẽ giúp các bạn thay đổi hành động và cách nhìn của mình. Chúc các bạn đạt nhiều thành công trong cuộc sống.