#Bithuatcongso: Đứng bên ngoài đấu trường

Lượt xem: 23,361

Cuộc chiến chính trị trong công sở đôi khi xảy ra vì lợi ích nhất định nào đó, đôi khi chỉ vì kẻ xấu chơi luôn muốn tìm ra con mồi yếu đuối để thỏa mãn tính xấu của họ. Để không trở thành con mồi và mất công đối phó với những chiêu trò, đôi khi bạn cần có một số thao tác để luôn giữ mình ngoài cuộc chiến.

 

1. Chơi theo “luật công sở”

Trong trường hợp bạn muốn yên ổn thì xuôi theo dòng chảy công sở thông thường có vẻ là lựa chọn an toàn. 

 

Thực ra việc “chơi theo luật” không dễ dàng lắm với ma mới, nhất là những bạn trẻ mới ra trường. Nhưng nếu tinh ý, bạn sẽ sớm nhận ra cả luật thành văn và cả bất thành văn mà mọi người tuân theo. Kể cả khi một số quy định có vẻ không cần thiết và bạn thấy một vài “ma cũ” đã phá luật rồi, thì ma mới vẫn dễ bị phê bình hơn so với những người đã chắc chân trong công ty. Vì thế, hãy chắc rằng bạn đọc và hiểu các quy định tại nơi làm việc và tuân thủ trong mọi trường hợp nếu được. 


Ví dụ: Văn phòng có quy định: không được phép sử dụng máy in của công ty cho các việc cá nhân. Có lẽ bạn đã thấy đồng nghiệp in bài tập tiếng Anh, in tranh mang về cho con tô màu... nhưng tốt nhất bạn đừng bắt chước.

 

Mẹo: Nếu bạn làm sai điều gì đó và bị bắt gặp, hãy xin lỗi và sửa lỗi ngay lập tức. Điều này sẽ cho thấy bạn là một người cởi mở, trung thực và muốn làm điều đúng đắn. Thêm vào đó, nó sẽ loại bỏ nguy cơ đồng nghiệp xấu chơi có các bằng chứng để nói ra điều bất lợi cho bạn.

 

Chơi theo “luật công sở
Chơi theo “luật công sở

2. “Ở đây tai vách mạch rừng…” 

Nghe người khác phàn nàn về một người thứ ba trong công ty - những chuyện này nghe có vẻ vô thưởng vô phạt. Nhưng chỉ một cái gật gù hoặc lời hưởng ứng cũng có thể được sử dụng để chống lại bạn. Trước khi định nói bất cứ điều gì, hãy tưởng tượng một hệ thống liên lạc nội bộ đang lắng nghe bạn. Nếu bạn không cảm thấy yên tâm nếu toàn bộ văn phòng biết được suy nghĩ của mình, hãy giữ chúng cho riêng mình. 

 

Ví dụ: một đồng nghiệp có thể nói, “Tôi không thể tin rằng A không bợ đỡ gì mà thăng tiến nhanh thế được!" - tốt nhất là đừng hưởng ứng gì hết. Thay vào đó, hãy chuyển chủ đề: "Hình như tôi vừa thấy bên hành chính sắm máy in mới cho văn phòng!” hoặc "Không hiểu sao buồn ngủ kinh khủng, uống cà phê không?!".


Cảnh báo: Nhớ là đồng nghiệp xấu tính có thể xuyên tạc giọng điệu hoặc bóp méo lời nói, hoặc bối cảnh bạn nói ra. Hãy cư xử chuyên nghiệp để tự bảo vệ mình.

 

3. Hành động chuyên nghiệp mọi lúc

Người chuyên nghiệp thì ít có khả năng trở thành mục tiêu công kích. Tính chuyên nghiệp cần được thể hiện cả trong những dịp đặc biệt như đi ăn cùng cả phòng, làm thêm vào cuối tuần, team building qua đêm, du lịch cùng công ty... Mặc dù các sự kiện này tổ chức là để bạn có thể thả lỏng và vui vẻ, nhưng hãy đảm bảo rằng bạn không để bản thân “vượt rào”. Có thể không phải lúc nào sếp của bạn cũng dõi theo bạn, nhưng nếu họ bắt gặp đúng lúc bạn đang hành động thiếu cân nhắc, thì đánh giá của họ vẫn có thể xấu đi.

 

Ví dụ, việc uống rượu bia trong buổi tiệc công ty là bình thường, nhưng người khôn ngoan sẽ không uống nhiều đến mức mất tỉnh táo để ‘cà khịa’ tất cả mọi người. Hoặc bạn buôn chuyện về một đồng nghiệp khác, hoặc rủ rê tham gia những trò “hơi quá trớn” thì người ta không còn nghĩ là bạn “thân thiện” nữa.
 

4. Tránh phàn nàn về công việc

Có thể thỉnh thoảng bạn gặp vấn đề tại nơi làm việc, như mọi nhân viên bình thường. Tuy nhiên, nói về những điều khiến bạn nản chí, phàn nàn về chỗ làm, sếp và đồng nghiệp hoặc có thái độ giận dỗi chỉ khiến bạn sơ hở hơn mà thôi. 

 

Vì vậy, nếu bạn thực sự ghét công việc của mình, hãy âm thầm tìm kiếm công việc mới. Trong lúc đó, cứ nỗ lực hết mình với công việc hiện tại để tránh mọi rủi ro không đáng có. Nếu chưa thể rời đi, cố gắng tập trung vào những khía cạnh tích cực ở nơi làm việc của bạn. Ví dụ: lễ tân rất tử tế với bạn, hoặc công ty đang chi tiền cho các khóa đào tạo online khá tốt.
 

5. Hãy khiến đồng nghiệp thấy bạn hữu ích

Nếu đồng nghiệp cần bạn, họ sẽ không tìm cách đẩy bạn đi. Vì vậy, hãy tỏ ra tử tế, chia sẻ kiến thức và kỹ năng và chủ động hỗ trợ đồng nghiệp khi họ cần. Đồng thời, chia sẻ công việc với mọi người khi bạn đứng đầu một dự án.

 

Nói chung, nên để mọi người cảm thấy sự có mặt của bạn giúp họ đạt được mục tiêu, và họ cần bạn. Điều này giúp bạn trở thành nhân tố có ích trong tổ chức, cũng ích lợi cho sự nghiệp của bạn.
 

Hãy khiến đồng nghiệp thấy bạn hữu ích
Hãy khiến đồng nghiệp thấy bạn hữu ích

 

Ví dụ: Bạn là người duy nhất được đào tạo để sử dụng một thiết bị, tính năng công nghệ mới. Thay vì giữ thông tin này cho riêng mình, hãy đề xuất để được đào tạo cho những người chung mối quan tâm. Điều này cho thấy bạn là người đặt hiệu quả công việc lên hàng đầu.
 

6. Tán thành thành tích của mọi người 

Khoe khoang về bản thân là cách dễ nhất để bị ghét bỏ. Thay vào đó, hãy tỏ ra vui mừng cho thành tích của mọi người để chứng tỏ tính đồng đội cao. Điều này sẽ khiến đồng nghiệp tôn trọng bạn hơn và cho sếp thấy bạn quan tâm đến thành công chung của công ty. 

 

Ví dụ: Bạn được vinh danh sau khi thực hiện được một tính năng mới vượt trội. Tại cuộc họp, khi được mời phát biểu, bạn có thể nói: “Tôi có thể nói thành tựu này xuất phát từ những đóng góp không nhỏ trước đó của các thành viên. A đã thuyết phục được 3 đối tác ứng dụng tính năng mới, B phát triển một hệ thống liên lạc hiệu quả, và tôi cấu hình tính năng này dựa trên các điều kiện đó”.
 

7. Hãy giữ lời 

Nếu bạn khiến đồng nghiệp thất vọng, bạn sẽ ít có khả năng được họ chống lưng khi có chuyện xảy ra. Nhất là khi sự thất hứa của bạn khiến họ rơi vào tình thế tồi tệ. Vì thế, hãy đảm bảo khi nhận việc gì, thì đáp ứng đúng deadline.


Nếu bị muộn vì bất kỳ lý do gì, hãy báo cho đồng nghiệp càng sớm càng tốt để mọi người có thể kiểm soát tình hình. Sẽ ổn hơn rất nhiều nếu bạn có một lý do khách quan, và làm rõ điều đó với đồng nghiệp, cũng như đảm bảo khắc phục được hậu quả ngay sau đó.
 

8. Cải thiện kỹ năng mềm

Tất nhiên bạn khó có thể thay đổi từ một người hướng nội thành một người hướng ngoại. Nhưng nếu cư xử nhẹ nhàng, tâm lý, và luôn tỏ ra tích cực thì bạn cũng dễ được yêu quý hơn, bớt nguy cơ trở thành mục tiêu của drama văn phòng. 

 

Để xây dựng kỹ năng cá nhân, bạn cần dành nhiều thời gian cho mọi người hơn. Kỹ năng nào cũng cần quá trình luyện tập: từ eye contact, thái độ chăm chú, cho đến việc cổ vũ mọi người chia sẻ câu chuyện của họ với bạn. Kể cả trong tình huống tranh chấp, cũng nên tiếp cận từ hướng đi tìm một sự thỏa hiệp chứ không phải đi tìm sự chiến thắng tuyệt đối.
 

Ít nhất khi đã làm tất cả trong khả năng, nếu ai đó vẫn cố công kích bạn, thì bạn vẫn được số đông ủng hộ. Vì rất ít người ghét bỏ một người coi thành công của mọi người cũng quan trọng như thành công của bản thân. 

Bài viết khác

Tìm hiểu PM là gì, vai trò, và kỹ năng cần có của một PM trong quản lý dự án. Cùng CareerViet tìm hiểu rõ về nghề PM và tiềm năng phát triển của nó. Xem ngay!

Xem thêm

ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh? Nhấn xem ngay bài viết để cùng tìm hiểu ATTN nghĩa là gì và cách sử dụng trong email nhé!

Xem thêm

Tìm hiểu cách dùng hàm SUMIFS trong Excel hiệu quả, những lỗi phổ biến thường gặp nhất và cách tối ưu hóa quá trình tính toán dữ liệu!

Xem thêm

FMCG là ngành gì và khám phá những xu hướng nổi bật và cơ hội nghề nghiệp đang nổi lên trong ngành FMCG!

Xem thêm

Mô hình SWOT dần trở nên phổ biến và được áp dụng trên hầu hết các lĩnh vực từ việc kinh doanh, marketing cho đến học tập và cách sống. Vậy SWOT là gì?

Xem thêm

Chứng chỉ xây dựng năng lực hạng 3 là gì? Hồ sơ và điều kiện cấp như thế nào? Thủ tục cấp chứng chỉ ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nhé!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay