"Cảm ơn" - hai từ đầy sức mạnh

Lượt xem: 15,589

Cảm ơn khi một ai đó làm một việc gì đó tốt cho bạn - điều tưởng chừng như đơn giản, hóa ra lại không phổ biến trong đời sống hàng ngày cũng như trong công sở.

Trong đời sống người Việt, thậm chí đôi khi nói ra từ “cảm ơn” còn bị coi là khách khí. Nếu có tâm lý này khi đi ứng tuyển, bạn hãy thay đổi ngay.

Cảm ơn, nhưng không cảm ơn

Nếu bạn cảm kích về cuộc phỏng vấn, nhưng không hề thể hiện ra điều đó, bạn không thể mong chờ các nhà tuyển dụng vỗ tay và nói: “Ờ mây zing, gút chóp em!”.

Trong một cuộc khảo sát, có đến 68% nhà tuyển dụng nói rằng những ứng viên “vô ơn” đang tự phá hỏng khả năng được cân nhắc của họ.

Thực tế là từ “cảm ơn” có ảnh hưởng tới việc ứng viên được nhận việc. Khi được hỏi: “Sau khi phỏng vấn, việc nhận được lời cảm ơn qua email/ thư có ảnh hưởng đến quá trình quyết định của nhà tuyển dụng không?” - 63% nhà tuyển dụng trả lời là “Có, nó có quan trọng”. Thực tế, có đến ⅕ các nhà tuyển dụng hoàn toàn bỏ qua những ứng cử viên không biết nói lời cảm ơn dù qua email, hay sau khi phỏng vấn. Chưa kể, nhiều dữ liệu gần đây cho thấy những tin nhắn cảm ơn sau cuộc phỏng vấn càng được đánh giá cao hơn kể từ khi dịch COVID-19 bùng nổ.

Tuy vậy, không phải tất cả những người đi tìm việc làm đều chú ý đến cảnh báo này. Một khảo sát khác cho thấy gần 1/3 số ứng viên đủ các ngành nghề không gửi lời cảm ơn trong email phản hồi sau phỏng vấn, và gần 1/10 nói rằng họ “không có khái niệm” gửi thư cảm ơn sau một cuộc phỏng vấn.

Hãy bắt đầu làm quen với một thực tế: Nếu bạn không gửi một lời cảm ơn tử tế sau khi phỏng vấn, bạn đang làm giảm khả năng được nhận việc của chính mình.

Đừng bỏ qua chuyện nhỏ nhưng quan trọng này. Và đừng nghĩ đây là một cách nịnh bợ nhà tuyển dụng, mà hãy coi đây là một phép lịch sự xã giao hoàn toàn bình thường trong một xã hội văn minh. Và nếu nhà tuyển dụng không hề nói lời cảm ơn một lần nào (kể cả trong chữ ký mặc định), bản thân bạn cũng có quyền đặt nghi vấn về mức độ chuyên nghiệp của doanh nghiệp.

Nói lời cảm ơn một cách tự nhiên, không khiên cưỡng và hiệu quả, không những nâng cấp khả năng ứng tuyển của bạn mà còn khiến bạn trở nên khác biệt so với các ứng viên khác. Một số mẹo nhỏ có thể giúp bạn như sau

1. Gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi người trong ban phỏng vấn

Nếu bạn được phỏng vấn bởi nhiều người tại công ty, hãy nhớ cảm ơn họ ngay khi đứng dậy chào tạm biệt. Một cái bắt tay kèm lời cảm ơn cho thấy bạn là người cư xử có học thức, và thực sự trân trọng khoảng thời gian họ đã dành ra để tìm hiểu bạn cho vị trí công việc đó.

2. Tính đúng lúc của lời cảm ơn

Ngoài lời cảm ơn tại bàn phỏng vấn, hãy gửi cho người phỏng vấn lời cảm ơn qua email trong vòng 24 giờ sau khi ra về. Tất nhiên, bạn phải biết chắc địa chỉ email chính xác của đầu mối tuyển dụng. Nếu bạn quên, hãy nhắn tin qua số điện thoại đã trực tiếp mời bạn tham gia phỏng vấn, mặc dù điều này có vẻ may rủi vì lời cảm ơn có thể không đến đúng địa chỉ.

3. Dùng cơ hội này để vượt qua các rào cản

Nếu trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng bày tỏ bất kỳ quan ngại nào về việc thuê bạn, hãy nhắc đến nó trước tiên trong thư cảm ơn của mình. Giải thích rằng bạn hiểu được lo lắng đó là cần thiết, và bạn có các kỹ năng và kinh nghiệm, và giải pháp gắn với vấn đề mà nhà tuyển dụng cần giải quyết. Điều này đặc biệt khả thi trong trường hợp bạn đã quên nhắc đến giải pháp hoặc thế mạnh của mình khi phỏng vấn. Việc bạn cần làm là cân nhắc xem lồng ghép thông tin đó vào email như thế nào cho tự nhiên.

4. Chú ý chữ nghĩa

Khi đang cạnh tranh với các ứng cử viên nặng ký khác, một lỗi nhỏ nhất cũng có thể khiến bạn bị loại trừ khỏi cuộc đua. Nếu đó là một bức thư tiếng Anh, càng không nên phụ thuộc vào công cụ kiểm tra chính tả để hiệu đính. Trước khi gửi thư đi, hãy đọc thật kỹ những gì mình đã viết. Một mẹo nhỏ là đọc lại một lần nữa, từ dòng cuối cùng ngược lên trên. Tiếp tục nhờ một người bạn tin tưởng - lý tưởng nhất là có chuyên môn về tiếng Anh hoặc kỹ năng biên tập - kiểm tra thư nhằm đảm bảo mọi thứ được viết đúng ngữ pháp và chính tả, kể cả tên tổ chức và nhà tuyển dụng

5. Đừng viết tiểu thuyết

Thư cảm ơn là để cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian, nhấn mạnh những quan điểm đồng tình trong cuộc hội thoại hoặc giải đáp bất kỳ lo lắng nào mà nhà tuyển dụng đã bộc lộ về khả năng của bạn, và một lần nữa khẳng định lại mối quan tâm của bạn với vị trí này.

Tuyệt đối không lặp lại toàn bộ sơ yếu lý lịch của bạn - hãy giữ thông điệp của bạn súc tích vừa đủ, để bao hàm những vấn đề trên.

Chúc bạn có một lời cảm ơn khiến nhà tuyển dụng vừa lòng, mà không tạo ấn tượng rằng bạn là một kẻ xu nịnh trong tương lai.

Nguồn hình: Freepik

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Tìm hiểu PM là gì, vai trò, và kỹ năng cần có của một PM trong quản lý dự án. Cùng CareerViet tìm hiểu rõ về nghề PM và tiềm năng phát triển của nó. Xem ngay!

Xem thêm

ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh? Nhấn xem ngay bài viết để cùng tìm hiểu ATTN nghĩa là gì và cách sử dụng trong email nhé!

Xem thêm

Tìm hiểu cách dùng hàm SUMIFS trong Excel hiệu quả, những lỗi phổ biến thường gặp nhất và cách tối ưu hóa quá trình tính toán dữ liệu!

Xem thêm

FMCG là ngành gì và khám phá những xu hướng nổi bật và cơ hội nghề nghiệp đang nổi lên trong ngành FMCG!

Xem thêm

Mô hình SWOT dần trở nên phổ biến và được áp dụng trên hầu hết các lĩnh vực từ việc kinh doanh, marketing cho đến học tập và cách sống. Vậy SWOT là gì?

Xem thêm

Chứng chỉ xây dựng năng lực hạng 3 là gì? Hồ sơ và điều kiện cấp như thế nào? Thủ tục cấp chứng chỉ ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nhé!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay