Chi phí tài chính là gì? Tổng hợp những điều cần biết về chi phí tài chính
Lượt xem: 29,029Chi phí tài chính có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình vận hành và phát triển của doanh nghiệp. Nội dung bao gồm nhiều khoản khác nhau, giúp đưa ra đánh giá chi tiết về tình hình hoạt động kinh doanh. Đi kèm với đó, chi phí tài chính còn được phân chia thành các hình thức riêng biệt, doanh nghiệp cần nắm để kiểm soát hiệu quả. Cùng CareerViet khám phá thêm qua bài viết dưới đây nhé.
Chi phí tài chính là gì?
Chi phí tài chính (Financial Charges) là các loại chi phí hoặc khoản lỗ được tạo nên từ những hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp, bao gồm: cho vay, đi vay vốn, đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết, giao dịch mua chứng khoán, lỗ tỷ giá bán ngoại tệ,... Thông qua đây có thể đánh giá được tình hình kinh doanh, góp phần rà soát, đánh giá lại hoạt động phân bổ tài chính.
Trong nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp, chi phí tài chính chính là tài khoản 635. Đây cũng là tài khoản kế toán, giúp phản ánh những khoản chi phí sẽ phải sử dụng nhằm mục đích thanh toán. Theo đó, bộ phận kế toán có nhiệm vụ hạch toán tài khoản này để tính toán lỗ lãi và doanh thu công ty.
Chi phí tài chính là thuật ngữ quen thuộc (Nguồn: Internet)
Xem thêm:
- Kế toán tổng hợp là làm gì? Những kỹ năng quan trọng cần có
- 10 công việc phổ biến trong ngành tài chính ngân hàng
Ý nghĩa của chi phí tài chính
Chi phí tài chính phản ánh một phần hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua tình hình tăng giảm, công ty có thể kiểm soát chặt chẽ hơn, từ đó tránh được tình trạng biển thủ, thất thoát, tham nhũng,...
Cụ thể, chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng có thể bao gồm 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: Doanh nghiệp đang trong quá trình mở rộng hoặc đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh.
- Trường hợp 2: Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không hiệu quả, mất kiểm soát các khoản chi phí, thậm chí là lỗ nặng.
Tương tự, chi phí tài chính giảm cũng bao gồm 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: Doanh nghiệp đang gặp nhiều vấn đề trục trặc trong kinh doanh, không thể không có khả năng chi trả cho các hoạt động kinh doanh, đầu tư tài chính.
- Trường hợp 2: Doanh nghiệp đang kiểm soát hiệu quả các khoản chi tiêu, từ đó giúp giảm chi phí kinh doanh, góp phần thúc đẩy lợi nhuận.
Tùy theo trường hợp, doanh nghiệp cần đánh giá để đưa ra dự báo tài chính chính xác. Điều này giúp góp phần vạch ra những kế hoạch phát triển hợp lý.
Đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thông qua kết quả chi phí tài chính (Nguồn: Internet)
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách lập bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh với cấu trúc đơn giản
- Kiểm soát viên tài chính: Vai trò, công việc và yêu cầu tuyển dụng
Các khoản trong chi phí tài chính là gì?
Các khoản bên nợ
- Chi phí lãi tiền vay, tiền lãi thuê tài sản thuê tài chính, lãi mua hàng trả chậm.
- Các khoản lỗ bán ngoại tệ.
- Chiết khấu thanh toán cho người mua.
- Chi phí từ các khoản lỗ do hoạt động thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư.
- Chi phí từ khoản lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ.
- Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ với gốc ngoại tệ cuối năm tài chính.
- Chi phí từ số trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào các đơn vị khác.
- Một số khoản chi phí từ hoạt động đầu tư tài chính khác.
Các khoản bên có
- Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác, hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh.
- Các khoản được ghi giảm chi phí tài chính.
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
Các khoản không được tính vào chi phí tài chính
- Chi phí bán hàng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Chi phí xây dựng cơ bản tại doanh nghiệp.
- Chi phí kinh doanh bất động sản.
- Chi phí trang trải bằng nguồn kinh phí khác.
Phân biệt rõ các khoản chính trong chi phí tài chính (Nguồn: Internet)
Các hình thức của chi phí tài chính là gì?
Lãi suất
Đây là chi phí hàng năm để vay tiền từ một tổ chức cho vay. Đối với các khoản thế chấp, lãi suất cũng bao gồm tổng số tiền lãi được tính dựa trên khoản vay kết hợp với tất cả những khoản phí khác. Theo đó, lãi suất hàng năm cho thẻ tín dụng được phân loại dựa trên cách sử dụng hạn mức tín dụng:
- Lãi suất hàng năm khi mua hàng.
- Lãi suất ứng trước tiền mặt.
- Lãi suất phạt.
- Lãi suất giới thiệu.
- Lãi suất chuyển số dư.
Xem thêm:
Trọn bộ cẩm nang nghề nghiệp giám đốc tài chính đầy đủ nhất
Cách tính lãi suất kép, lãi suất ngân hàng, lãi suất tiết kiệm siêu lợi nhuận và chính xác nhất
Phí khởi tạo
Phí khởi tạo là khoản phí mà người người vay sẽ tính để xử lý khoản vay, thường dao động trong khoảng 0.5 - 1%. Theo đó, phí gốc thường phổ biến đối với các khoản vay cá nhân, khoản thế chấp, khoản vay sinh viên và khoản vay mua ô tô. Những trường hợp này thường không được áp dụng cho thẻ tín dụng nhưng vẫn có thể dành cho một số hạn mức tín dụng nhất định.
Phí trễ hạn
Đây là khoản phí doanh nghiệp phải chịu khi thanh toán trễ hạn, mỗi khoản áp dụng cho một chu kỳ thanh toán. Khoản này thường được quy định mức tối đa nhất định đối với từng lần tính phí.
Tiền phạt trả trước
Đây cũng là một hình thức của chi phí tài chính. Cụ thể, tiền phạt trả trước là khoản phí mà người cho vay tính cho người vay trả nợ sớm hơn so với lịch trình. Mục đích chính là bảo vệ các khoản thu nhập có thể kiếm được từ lãi suất.
Xem thêm:
Cơ hội việc làm ngân hàng mới nhất, lương cao tại TP Hồ Chí Minh
Cách tính chi phí tài chính
Các khoản chi phí liên quan đến hoạt động mua bán chứng khoán, mua bán ngoại tệ, cho vay vốn,… ghi:
- Nợ TK 635 - Chi phí tài chính.
- Có TK 111, 112, 141,…
Các khoản chi phí khi đầu tư vào công ty con, bán chứng khoán, thanh lý các khoản đầu tư, công ty liên kết, phát sinh lỗ,... ghi:
- Nợ TK 111, 112,…(giá bán tính theo giá trị hợp lý của tài sản nhận được).
- Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ).
- Có TK 121, TK 221, TK 222, TK 228… (giá trị ghi sổ).
Doanh nghiệp nhận lại vốn góp vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết mà giá trị vốn góp lớn hơn giá trị tài sản được chia, ghi:
- Nợ TK 111, 112, TK 152, TK 211,… (giá trị hợp lý tài sản được chia).
- Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (số lỗ).
- Có TK 221, TK 222.
Nắm rõ các công thức tính chi phí tài chính chính xác (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Những điều cần biết về công việc của chuyên viên phân tích tài chính
Sự khác nhau giữa chi phí doanh thu và chi phí tài chính là gì?
Việc hiểu rõ sự khác nhau điển hình giữa chi phí tài chính và chi phí doanh thu sẽ giúp quá trình tính toán diễn ra thuận lợi, đảm bảo thu được kết quả chính xác. Cụ thể như sau:
- Chi phí tài chính: Đây là các loại chi phí hoặc khoản lỗ được tạo nên từ một số hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp, chẳng hạn như: cho vay, đi vay vốn, đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết, giao dịch mua chứng khoán, lỗ tỷ giá bán ngoại tệ,... Thông qua đây có thể đánh giá được tình hình kinh doanh, góp phần rà soát, đánh giá lại hoạt động phân bổ tài chính.
- Doanh thu tài chính: Đây là khoản thu nhờ vào các hoạt động đầu tư tài chính, cổ tức, tiền lãi, lợi nhuận được chia,… Trong doanh nghiệp, doanh thu tài chính được hạch toán theo tài khoản 515.
Cơ hội việc làm tài chính tại CareerViet
Thị trường đầu tư tài chính trong những năm gần đây đang diễn ra vô cùng sôi động. Nhiều doanh nghiệp, công ty mới lần lượt mọc lên với sức cạnh tranh khốc liệt. Đó là lý do tại, lĩnh vực này đang mở ra vô vàn cơ hội việc làm với nhiều mức thu nhập hấp dẫn. Hiện có rất nhiều vị trí đang được tuyển số lượng lớn và cập nhật thường xuyên tại CareerViet.
Trên đây là tổng hợp thông tin liên quan đến chi phí tài chính và một số vấn đề liên quan như các khoản điển hình, hình thức phổ biến, cách tính,... Hy vọng thông qua những chia sẻ này, bạn đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm vị trí thích hợp trong ngành ngân hàng, đừng quên truy cập vào CareerViet để tiếp cận với nhiều lựa chọn đa dạng.
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Chuyên viên tài chính. | Giám đốc tài chính. | Trưởng phòng tài chính. | Thư ký tài chính.