Co founder là gì? Tìm hiểu sự khác nhau giữa Founder và Co founder
Lượt xem: 12,222Co founder là cụm từ quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh mà hầu như những ai làm các công việc có liên quan đến mảng này đều biết đến. Tuy nhiên, một số người khi mới vào nghề thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm Founder và Co founder. Qua bài viết hôm nay, CareerViet sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về Co founder là gì cũng như sự khác biệt giữa hai khái niệm nói trên. Khám phá ngay.
Co founder là gì?
Co founder là gì? Đây là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm trong lĩnh vực kinh doanh. Thực tế, trong tiếng anh, cụm từ này có ý nghĩa là “one of a group of founders” và thường được sử dụng để chỉ một hay nhiều người trong một nhóm những nhà sáng lập.
Co founder là khái niệm được sử dụng thường xuyên trong các lĩnh vực, công việc liên quan đến khởi nghiệp, kinh doanh. Không chỉ là những người bị thu hút bởi các ý tưởng của startup mà họ còn là “cánh tay đắc lực”, hỗ trợ cho các Founder trên cuộc hành trình hiện thực hóa những dự án khởi nghiệp cũng như vận hành công ty, doanh nghiệp.
Xem thêm: Fintech Là Gì? Xu Hướng Công Nghệ Tài Chính Fintech Tại Việt Nam
Co founder là gì là đĩnh nghĩa nhận được nhiều sự quan tâm (Nguồn: Internet)
Điểm khác biệt Founder và Co founder là gì?
Founder |
Co founder |
Là những nhà sáng lập đơn lẻ, chủ doanh nghiệp, công ty. |
Là nhóm những nhà sáng lập có cùng chung ý tưởng , mục tiêu và hoài bão. |
Là những người có vốn hiểu biết sâu rộng, dùng năng lực của bản thân để tạo ra một thương hiệu, “đế chế” riêng của họ. |
Làm việc theo nhóm, bắt tay với nhau để xây dựng doanh nghiệp. |
Tự do hơn, có quyền tự điều hành mọi thứ, tự đưa ra quyết định trong mọi trường hợp. |
Có sự ràng buộc một cách chặt chẽ và rõ ràng giữa các cá thể với nhau. |
Tìm kiếm Co founder lý tưởng để khởi nghiệp
Bên cạnh quan tâm đến định nghĩa Co founder là gì, nhiều người cũng thắc mắc làm thế nào để lựa chọn được một Co founder lý tưởng để khởi nghiệp. Dưới đây là các tiêu chí trong quá trình tìm kiếm một Co founder phù hợp mà bạn có thể tham khảo và đánh giá.
Cùng chung lý tưởng và chí hướng với Founder
Đầu tiên, Co founder lý tưởng cần phải là một người có chung lý tưởng, ý tưởng và mục tiêu khởi nghiệp với Founder trên thương trường. Chỉ khi sở hữu chung ý nghĩ, có cùng tầm nhìn với nhau thì Co-Founder, CEO và cả Founder mới có thể hợp tác và phát triển một cách bền vững và lâu dài với nhau được.
Xem thêm: Khởi nghiệp kinh doanh - Từ A đến Z
Co founder lý tưởng cần phải là một người có chung lý tưởng, ý tưởng và mục tiêu khởi nghiệp với Founder (Nguồn: Internet)
Là mảnh ghép bổ trợ cho Founder
Nhiều Founder cho rằng một Co founder phù hợp chính là “bản sao” hoàn hảo của chính họ. Tuy nhiên, thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Người thích hợp nhất chính là người có khả năng trở thành mảnh ghép bổ trợ, lấp đầy các “lỗ hỏng” mà vốn dĩ bạn còn đang thiếu sót. Chẳng hạn như:
- Nếu bạn là một lập trình viên thì Co founder mà bạn tìm kiếm chính là các chuyên gia marketing.
- Nếu bạn là người hướng nội thì một Co founder có tính cách hướng ngoại là sự lựa chọn phù hợp hơn cả.
Sở hữu những kỹ năng Founder đang thiếu
Co founder “toàn năng” cũng cần phải có đầy đủ các kỹ năng mà Founder đang thiếu sót. Điều này sẽ giúp cho sự hợp tác, bổ trợ lẫn nhau giữa cả hai diễn ra có hiệu quả hơn, từ đó, giúp thúc đẩy doanh nghiệp phát triển theo hướng tốt hơn.
Xem thêm: 7 sai lầm khi khởi nghiệp kinh doanh
Co founder cần có những kỹ năng mà Founder đang thiếu để việc hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau diễn ra theo cách có hiệu quả hơn (Nguồn: Internet)
Sở hữu tính cách, năng lượng mà Founder đang cần
Thương trường khởi nghiệp hiện nay vô cùng khốc liệt và tất nhiên là không có chỗ cho những trái tim “yếu đuối”, không chịu đựng được áp lực. Để có thể chiến đấu một cách bền bỉ để đưa hình ảnh của doanh nghiệp đi lên thì yếu tố năng lượng về tinh thần và cả thể chất là điều tất yếu mà một Co founder cần phải có.
Ngoài ra, Founder cũng nên tìm kiếm những Co founder có nét tính cách tương đồng với mình để việc hợp tác diễn ra suôn sẻ hơn, tránh những xung đột không đáng có.
Có sự linh hoạt và nhạy bén
Những Co founder phù hợp cũng là những người có sự nhạy bén và linh hoạt đủ để nắm bắt chính xác và nhanh chóng các biến động ngoài thị trường và lên kế hoạch điều chỉnh hướng kinh doanh, sản xuất sao cho thật tương thích. Một Co founder có tính cách quá bảo thủ hoặc cứng nhắc sẽ khó có thể thích nghi với sự thay đổi liên tục một cách chóng mặt của thị trường.
Xem thêm: 3 bước xây dựng kế hoạch sự nghiệp
Co founder cần linh hoạt và nhạy bén để thích nghi với sự thay đổi của thị trường kinh doanh (Nguồn: Internet)
Trung thành tuyệt đối
Startup không phải là kế hoạch thực hiện trong ngày một, ngày hai mà là cả một quá trình dài đầy thử thách. Founder cần phải dồn nhiều tâm huyết, sức lực thậm chí là tiền của để duy trì cho mục tiêu của mình không bị “chết yểu”. Bởi vậy mà khi lựa chọn Co founder, họ thường ưu tiên những người có thể trung thành tuyệt đối. Vì chỉ cần một chút sơ hở, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp có thể bị bại lộ và nguy cơ phá sản lúc này là rất cao.
Kinh nghiệm startup dành cho Co founder
Không chỉ tìm hiểu khái niệm Co founder là gì, nhiều người cũng dành thời gian tìm kiếm những kinh nghiệm startup thành công dành cho các nhà đồng sáng lập. Theo kinh nghiệm từ những người đi trước thì những con số sau đây được xem là “lý tưởng” giúp công ty, doanh nghiệp có thể duy trì một cách lâu dài trong quá trình khởi nghiệp với Co founder.
- Co founder xứng đáng được hưởng 10% cổ phần của doanh nghiệp.
- Một công ty startup nên có từ 2 đến 4 nhà đồng sáng lập là vừa đủ. Nếu một doanh nghiệp có từ 6 Co founder trở lên thì nên xem xét vai trò của từng thành viên để đưa ra sự cắt giảm phù hợp.
- Từng Co founder nên được giao trách nhiệm, quyền hành trong vòng ít nhất 4 năm. Điều này góp phần giúp giải quyết rất nhiều vấn đề trong trường hợp xuất hiện các xung đột giữa các mỗi Co founder trong tương lai.
- Co founder cần có cùng ý tưởng, mục tiêu và quan điểm trong quá trình kinh doanh để tránh những tranh cãi, rủi ro không đáng có trong khi hoạt động và làm việc cùng nhau.
Xem thêm: 7 giai đoạn của quá trình kinh doanh (Phần 1)
Co founder xứng đáng được hưởng 10% cổ phần của doanh nghiệp (Nguồn: Internet)
Những câu hỏi thường gặp về Co founder
Co founder viết tắt là gì?
Bên cạnh định nghĩa về Co Founder là gì, một số người cũng tìm kiếm thông tin về từ viết tắt của cụm từ này. Trên thực tế, Co founder là từ viết tắt của “one of a group of founders” nghĩa là một hay nhiều nhóm các nhà đồng sáng lập.
Phân biệt Co founder và Founder
Xét theo khái niệm, Founder là người lên ý tưởng và thực hiện kế hoạch xây dựng doanh nghiệp dựa trên các ý tưởng đã đề ra. Trong khi đó, Co founder chính là những đồng sáng lập. Họ không phải là người nghĩ ra các ý tưởng then chốt, họ chỉ là người có cùng chung mục tiêu và có khả năng phù hợp để hỗ trợ, giúp đỡ các Founder.
Trên đây là các thông tin xoay quanh Co founder là gì cũng như những kỹ năng cần có để trở thành một nhà đồng sáng lập phù hợp. Hy vọng sau khi đọc xong, bạn sẽ biết thêm được nhiều kiến thức hay ho liên quan đến khái niệm này để có thể tìm kiems cơ hội việc làm thích hợp với năng lực trong tương lai. Ngoài ra, nếu có nhu cầu muốn tìm kiếm những mẫu CV đẹp để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, truy cập ngay CVHay.vn để tham khảo cách thiết kế CV sao cho độc đáo, nâng cao cơ hội trúng tuyển công việc mong muốn. Đừng quên truy cập CareerViet để cập nhật nhiều thông tin về các ngành nghề phổ biến hiện nay cũng như tìm kiếm các tin tuyển dụng chất lượng khác.
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Tìm việc làm | Tìm việc làm cho nam giới tại Hà Nội | Việc làm IT Hải Phòng | Tìm việc làm tài xế tại TPHCM