Công thức 'SAD to ADS' giúp chuyển nỗi buồn sang thành công

Lượt xem: 18,214

Trong sự nghiệp của mình, có nhiều người từng vấp phải nỗi buồn đeo đuổi dai dẳng đến vài năm. Nó có thể làm ảnh hưởng đến sự tự tin, tinh thần và cả tâm lý của bạn một cách lâu dài, khiến bạn luôn âu lo trong việc theo đuổi nghề nghiệp mơ ước. Theo bà Kanika Tolver, CEO của Career Rehab, nỗi buồn do gặp phải một sự cố nào đó trong nghề nghiệp khi được diễn giải ra theo từ gốc SAD sẽ bao gồm ba cảm giác: Stress (Căng thẳng), Anxiety (Âu lo) và Depression (Có xu hướng trầm cảm). Theo bà, để vượt qua những cảm giác này, bạn nhất định phải có những bí quyết riêng để biến SAD thành ADS, từ viết tắt của "Advertising" (Quảng cáo) để có thể tự nâng cấp nghề nghiệp trên thị trường lao động, tạo thương hiệu cho bản thân và lấy lại động cơ cũng như sự tự tin cần thiết trong công việc. Cùng CareerViet.vn đi sâu hơn trong bài viết sau đây về những lời tư vấn từ bà Kanika Tolver nhé!

TỪ "SAD" CHUYỂN SANG "ADS"

Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ "ADS" theo ý của bà Kanika có nghĩa là gì. Bà cho rằng, ADS có thể được xem là một công thức chuyển hoá nỗi buồn sang thành công như sau:

ACCOMPLISH: Biến lo âu thành những thành tựu cụ thể

+

DOMINATE: Lấy những nỗi buồn làm động lực cho thành công

=

SUCCESS: Cảm nhận hiệu ứng của niềm vui và kết quả sau cùng

Vậy cụ thể, bạn sẽ cần làm những gì?

BIẾN LO ÂU THÀNH NHỮNG THÀNH TỰU CỤ THỂ

Sự căng thẳng nếu không được giải toả có thể khiến bạn luôn cảm thấy âu lo trong công việc, khiến bạn sợ mọi thứ và sợ cả việc đặt ra những mục tiêu. Theo tổ chức sức khoẻ CBHS Health Fund, những dạng nỗi sợ phổ biến trong nghề nghiệp có thể kể đến là:

- Sợ nói trước đám đông, chia sẻ trong cuộc họp hoặc làm việc nhóm

- Sợ những thời hạn của nhiệm vụ được đặt ra (deadline)

- Sợ công việc không đạt được chất lượng như kỳ vọng

- Sợ bị đồng nghiệp đánh giá

- Sợ tương tác với sếp hoặc quản lý cấp cao

Khi bạn nhìn ra và chấp nhận những nỗi sợ này, đó là bước đầu tiên để bạn từ từ tạo niềm tin thông qua những cách thức cải tiến công việc thay vì cứ ngồi suy nghĩ mông lung và tự âu lo.

1. Hãy tạo ra một danh sách những việc cần làm hàng ngày và đặt ra những nhóm ưu tiên.

2. Phát triển mối quan hệ với người quản lý trực tiếp với tinh thần trung thực và luôn minh bạch trong mọi hoạt động.

3. Xây dựng tình cảm tốt đẹp với những người đồng nghiệp có khả năng giúp đỡ bạn vượt qua những rắc rối trong công việc.

4. Việc gì chưa rõ thì hãy gặp mặt trao đổi trực tiếp thật rõ ràng bởi đôi khi viết email hay gọi điện thoại có thể gây ra những hiểu lầm.

5. Cố gắng giữ bản thân trung lập, không dính dáng vào những vấn đề chính trị trong công ty.

6. Đề xuất những thời hạn công việc một cách thực tế mà bản thân đáp ứng được, đừng chỉ hứa hẹn cho xong mỗi khi được giao nhiệm vụ.

7. Chủ động cập nhật tiến độ trong công việc cho các thành viên trong nhóm và quản lý và nếu không may có thời hạn nào cần phải nới rộng thêm thì hãy trung thực báo cáo.

8. Tìm hiểu xem điều gì có thể giúp bạn dịu lại mỗi khi cảm thấy mất bình tĩnh, ví dụ như lắng nghe một bài hát yêu thích hoặc vào phòng họp làm việc một mình trong một khoảng thời gian nhất định.

9. Sắp xếp ngủ nghỉ đủ giấc, tránh để mệt mỏi vì càng mệt mỏi bạn càng dễ thấy âu lo.

10. Chia sẻ với những người thấu hiểu bạn để làm vơi bớt những căng thẳng.

10 điều trên đây cần được bạn thực hành thường xuyên và tạo thành thói quen và quan trọng nhất là hãy từ từ từng chút một, đừng vội vã ép bản thân vào một khung mẫu hoàn hảo. Mọi thứ sẽ tốt dần theo thời gian.

LẤY NHỮNG NỖI BUỒN LÀM ĐỘNG LỰC CHO THÀNH CÔNG

Trầm cảm trong công việc dù không dễ nhận ra nhưng vẫn có những tín hiệu báo động nhất định nếu bạn thấy bản thân vướng mắc những điều sau:

- Lúc nào cũng thấy buồn hoặc mất định hướng

- Làm gì cũng không thấy hứng khởi hoặc vui thích

- Mất dần cảm giác ngon miệng khi ăn uống

- Ngủ trằn trọc

- Năng lượng như cạn kiệt

- Khó để tập trung

- Hay suy nghĩ tiêu cực

Để quản lý những cảm xúc của mình, bạn cần phải thay đổi tư duy từ tập trung vào cảm giác hiện tại sang tập trung vào những cảm giác bạn mong muốn đạt được. Sáu cách sau đây có thể phần nào giúp bạn cải thiện được tình trạng buồn bã, chán nản, thậm chí là có dấu hiệu trầm cảm trong công việc.

1. Tìm hiểu xem công ty có các chương trình tư vấn dành cho nhân viên hay không. Nhiều công ty lớn có riêng bộ phận hoặc các ưu đãi để nhân viên được tham gia các khoá trị liệu tâm lý khi bị căng thẳng, hãy mạnh dạn hỏi bộ phận nhân sự về điều này.

2. Dành ra những khoảng nhỏ để thư giãn trong thời gian làm việc. Đừng chỉ nhốt mình suốt 8 tiếng trong văn phòng máy lạnh, hãy dành mươi, mười lăm phút đi dạo ở khuôn viên bên dưới toà nhà và tận hưởng không khí ngoài trời.

3. Trang trí lại góc làm việc theo sở thích, để hình ảnh gia đình hoặc treo một vài câu châm ngôn vui, những bức tranh bạn yêu quý mà khi nhìn vào bạn có thể mỉm cười vui vẻ.

4. Tìm đồng nghiệp "hợp cạ" để rủ nhau đi ăn trưa hoặc đến câu lạc bộ tập thể dục sau giờ làm việc.

5. Rủ rê đồng nghiệp "đi đu đưa" bằng cách thử đến một vài quán ăn mới.

6. Nếu quá căng thẳng, hãy chủ động xin về sớm hoặc dùng ngày phép để nghỉ ngơi, giúp hồi phục năng lượng.

Tất nhiên công thức "chuyển hoá nỗi buồn" trên đây chỉ mang tính tham khảo và bạn có thể không cần phải thực hiện rập khuôn tất cả các bước được tư vấn. Tuy nhiên, một khi hiểu rõ được vấn đề thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc cải thiện bản thân hoặc môi trường làm việc, nhằm duy trì nguồn năng lượng tích cực và tiến gần hơn đến một sự nghiệp thành công. Chúc bạn luôn mở mắt ra và thấy mỗi ngày là một ngày vui!

>>> Xem thêm: Việc tốt Lương cao

(Nguồn ảnh: Internet)

Bài viết khác

Tìm hiểu PM là gì, vai trò, và kỹ năng cần có của một PM trong quản lý dự án. Cùng CareerViet tìm hiểu rõ về nghề PM và tiềm năng phát triển của nó. Xem ngay!

Xem thêm

ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh? Nhấn xem ngay bài viết để cùng tìm hiểu ATTN nghĩa là gì và cách sử dụng trong email nhé!

Xem thêm

Tìm hiểu cách dùng hàm SUMIFS trong Excel hiệu quả, những lỗi phổ biến thường gặp nhất và cách tối ưu hóa quá trình tính toán dữ liệu!

Xem thêm

FMCG là ngành gì và khám phá những xu hướng nổi bật và cơ hội nghề nghiệp đang nổi lên trong ngành FMCG!

Xem thêm

Mô hình SWOT dần trở nên phổ biến và được áp dụng trên hầu hết các lĩnh vực từ việc kinh doanh, marketing cho đến học tập và cách sống. Vậy SWOT là gì?

Xem thêm

Chứng chỉ xây dựng năng lực hạng 3 là gì? Hồ sơ và điều kiện cấp như thế nào? Thủ tục cấp chứng chỉ ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nhé!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay