Đào tạo phiên dịch chuyên nghiệp

Lượt xem: 13,394

Đó là kết quả của sự hợp tác giữa bốn đối tác từ 4 trường ĐH của bốn nước: ĐH Ngoại ngữ Hà Nội; ĐH Hạ Môn (Trung Quốc); ĐH Thành phố Dublin (Ailen) và ĐH Westminster (Anh Quốc). Trong đó, đối tác Anh Quốc và Ailen tổ chức đào tạo và chuyển giao kỹ năng dạy phiên dịch cho phía Việt Nam và Trung Quốc.

Đào tạo phiên dịch chuyên nghiệp

Tổng số vốn tài trợ thực hiện dự án Asialink "Phiên dịch Châu Á - Phiên dịch Châu Âu" trị giá 300.000 euro trong 2 năm (2004-2005) do EU tài trợ nhằm nâng cao kỹ năng cho giảng viên dạy phiên dịch ở các trường ĐH, đặc biệt là những giáo viên trẻ và các phiên dịch tương lai. 

Đĩa DVD "Phiên dịch Á - Âu" phiên bản tiếng Anh - Việt này gồm bảy bài về kỹ năng phiên dịch. Mỗi bài được chia thành bốn phần gồm: Đề dẫn; Diễn xuất, Chuyên gia -  thông qua phỏng vấn, một số phiên dịch nổi tiếng của EU cũng như của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm trong nghề và đưa ra một vài lời khuyên cho học viên phiên dịch và Phim tài liệu...

Sau lễ ra mắt, trường ĐH Ngoại ngữ sẽ tiếp tục tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng phiên dịch cho những ai quan tâm. Khóa học sẽ tập trung vào việc phát triển kỹ năng phiên dịch thực hành dựa trên nền lý thuyết được trình bày trong DVD này.

Để biết thêm thông tin về dự án  Asialink "Phiên dịch Châu Á - Phiên dịch Châu Âu" xin truy cập trang web: http://www.mobilproekt.com/asialink/obj.htm

Catalogue trực tuyến

Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh trên mạng đều có một loại cataloge nào đó để phục vụ cho web site của mình. Một catalogue server là một phần mềm có thể liệt kê nhiều sản phẩm khác nhau và giúp khách hàng có thể xem qua các sản phẩm này. Loại catalogue được dùng tuỳ thuộc vào quy mô của công ty và số lượng mặt hàng cần bán. Khi khách hàng lần đầu tiên tuy cập web site www.amazon.com, thì họ có thể tìm thấy các sản phẩm theo từ khoá. Ví dụ: nếu bạn muốn tìm một quyển sách hướng dẫn nấu các món ăn của Ý thì bạn có thể nhập vào phần tìm kiếm (search) sản phẩm từ “sách nấu ăn Ý” và xem kết quả. Nhưng cũng lưu ý rằng việc tìm kiếm có thể hạn chế ở một số sản phẩm, chẳng hạn như sách, thay vì tìm kiếm tất cả các sản phẩm. Điều này giúp web site không đưa ra những món hàng mà bạn không thích.

Khi khách hàng nhập vào tìm kiếm thì công cụ tìm kiếm sẽ kiểm tra cơ sở dữ liệu các mặt hàng và đưa ra những mặt hàng phù hợp với yêu cầu của khách hàng, kèm theo các liên kết dẫn đến một số kết quả tìm kiếm khác. Còn khi có thêm một sản phẩm mới, trước tiên nó sẽ nhập sản phẩm đó vào cơ sở dữ liệu của catalogue. Và khi các món hàng được nhập vào cơ sở dữ liệu thì các từ khoá cũng được nhập vào. Các từ này được sử dụng khi khách hàng bắt đầu một cuộc tìm kiếm. Công cụ tìm kiếm không chỉ giới hạn ở việc tìm các từ khoá, nó còn có thể tìm các tiêu đề và tên tác giả. Các món hàng thường được xếp vào nhiều loại. Ví dụ như: khi bạn tìm kiếm quyển sách có tựa đề “Hướng dẫn nấu những món ăn chay Ý”, quyển sách này cũng sẽ xuất hiện khi bạn tìm những quyển sách hướng dẫn nấu các món ăn chay.

Vì vậy có thể thấy rằng: một website của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử phải liệt kê tất cả các mặt hàng mà họ có. Cần phải có một catalogue sản phẩm để cho phép khách hàng tìm kiếm các mặt hàng, trừ khi số lượng mặt hàng quá ít. Catalogue nên có một cơ sở dữ liệu để khách hàng có thể tìm kiếm và catalogue phải cho phép khách hàng thực hiện việc tìm kiếm theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ: nếu bạn muốn mua một chiếc áo sơ mi màu xanh thì sẽ rất hữu ích nếu bạn vừa có thể tìm kiếm theo màu sắc vừa có thể tìm kiếm theo kiểu dáng. Một tính năng khác đang được mong đợi ở catalogue là khả năng giới thiệu các mặt hàng khác với khách hàng dựa trên sự lựa chọn đầu tiên của khách. Ví dụ: trong giỏ mua hàng cho thấy khách hàng đã chọn mua một chiếc áo sơ-mi. Và ở bên phải màn hình sẽ xuất hiện những mặt hàng khác mà khách hàng có thể quan tâm.

Một doanh nghiệp có thể tự viết phần mềm catalogue cho mình hoặc sử dụng một công ty khác để cung cấp dịch vụ catalogue cho website của mình. Khi mua phần mềm catalogue, hãy lưu ý tìm một giao diện dễ sử dụng, cho phép bạn có thể thay đổi các mặt hàng, giá cả, sự mô tả sản phẩm và hình ảnh. Hãy tìm một cơ sở dữ liệu có thể chứa các ảnh trực tuyến của mỗi sản phẩm, cũng như các tiện ích tìm kiếm giúp cho việc tìm kiếm của khách hàng trở nên dễ dàng hơn.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay