Dấu hiệu cho thấy bạn quá cứng đầu

Lượt xem: 115,660

Bạn có thể dễ dàng chỉ ra trong số đồng nghiệp ai là người quá cứng đầu để làm việc cùng. Nhưng nếu người cứng đầu chính là bạn thì sao? Có một số cách để kiểm tra điều này.

 

Mở lòng tiếp nhận ý tưởng của người khác sẽ có ích cho sự nghiệp

Cờ đỏ cho sự cứng đầu của bản thân bao gồm:

● Kiên quyết giữ nguyên quan điểm, ngay cả khi biết mình sai mười mươi

● Kiên quyết làm điều bạn muốn dù mọi người xung quanh ‘van xin’ bạn đừng làm

● Phủ quyết ý tưởng của người khác bằng cách chỉ ra mọi yếu tố tiêu cực của nó

● Bất bình ra mặt khi được người khác thuyết phục làm việc bạn không muốn

● Từ chối lắng nghe ý tưởng và lời giải thích của người khác

● 

Không ai có thể chỉ ra hết biểu hiện cứng đầu của bản thân, chỉ là bạn có nhận ra hay không mà thôi.

Điểm cộng của người cứng đầu là đam mê, quyết đoán, toàn tâm toàn ý và giữ vững lập trường. Điều đó đôi khi khiến mọi người ngưỡng mộ - cũng là lý do để bạn vin vào khi cố gắng không thay đổi. Nhưng nhìn về toàn cảnh thì sao? Ở giai đoạn đầu, sự quyết đoán, kiên trì, tập trung vào các vấn đề và giải pháp có thể khiến công ty nhìn ra khả năng lãnh đạo của bạn. Nhưng vì con người không hoàn hảo, và hiểu biết của chúng ta không là gì so với thế giới khách quan, nên rất có khả năng chúng ta bị che mắt bởi chính những kinh nghiệm và cách tư duy của mình.

Đôi khi, sự ngoan cố của bạn khuất phục được mọi người làm theo, và điểm mù hiểu biết của bạn khiến kết quả không được như kỳ vọng. Người ta gọi đó là một trận thắng trên sự thua toàn diện.

Vậy làm thế nào để bạn ưu tiên lợi ích tổng thể hơn là ham muốn kiểm soát mọi thứ theo mong muốn của bản thân?

Hãy thử mở lòng và làm các hành động sau:

1. Tìm cách hiểu ý mọi người:

Bạn phải cho phép bản thân cơ hội lắng nghe người khác. Thay vì tự động đóng cuộc trò chuyện lại, hãy kiên nhẫn lắng nghe ý tưởng của người khác - căn nguyên khiến họ nghĩ như thế.

Lắng nghe không có nghĩa là bạn đồng tình. Nhưng ít nhất bạn cũng có cơ hội nhìn vấn đề một cách toàn diện hơn khi bổ sung góc nhìn của người khác vào bức tranh toàn cảnh. Và có thể bạn sẽ có quyết định sáng suốt hơn sau đó.

 

Từ chối lắng nghe người khác là tự đóng cánh cửa cơ hội

2. Tìm cách học điều mới:

Bằng kinh nghiệm bản thân, bạn tin rằng chỉ có một cách giải quyết phù hợp nhất. Nhưng nếu không thử nhìn nhận các sự lựa chọn mà người khác đưa ra, bạn sẽ không có căn cứ gì để đặt lên bàn cân và đảm bảo rằng đó là cách hoàn hảo. Kể cả khi cuối cùng phương án bạn chọn ban đầu thực sự là không thể thay thế, thì ít nhất bộ não của bạn cũng được thực hành việc tư duy đổi mới - nghĩ theo một hướng khác, tưởng tượng các khả năng có thể xảy ra. Điều đó có lợi hơn là chỉ nghĩ một chiều.

3. Thừa nhận nếu sai:

Kiên quyết giữ vững quan điểm nếu có đầy đủ căn cứ hợp lý là một chuyện. Nhưng nếu người khác, cũng như hoàn cảnh khách quan cho thấy bạn đã sai, bạn nên chủ động nhận lỗi và chịu trách nhiệm về các quyết định và hành động của mình.

Phải nói lời xin lỗi chưa bao giờ là một việc dễ chịu. Nhưng nếu né tránh nó, bộ não của bạn sẽ phải tìm ra lý do để viện cớ. Và điều đó về lâu về dài sẽ khiến bạn tự xây dựng thành trì bảo thủ. Khả năng công nhận các vấn đề khách quan sẽ khiến mọi người tin vào khả năng thay đổi và tiến bộ, cũng như tư duy của bạn hơn.

4. Quyết định giới hạn có thể chấp nhận:

Bướng bỉnh có thể trở thành một thói quen. Và điều đó chỉ khiến cho mọi người mệt mỏi, nản chí khi làm việc với bạn. Bạn có muốn ra rìa trong các dự án quan trọng không?

Thay vì chăm chăm vào việc bảo vệ ý tưởng của bạn, hãy tự nhận thức những trường hợp nào thì bạn cảm thấy theo ý người khác cũng không tệ. “Lùi 1 bước để tiến 3 bước” - nhượng bộ người khác trong ngắn hạn có thể mang lại hiệu quả dài hạn hơn nhiều.

Sự kiên định và sự cố chấp chỉ cách nhau ở lằn ranh hiểu biết - Bạn có nhận thức được thực tế khách quan, hợp lý để đưa ra quyết định đúng hay không? Để tránh những điểm mù, thì 4 hành động trên sẽ giúp bạn phát huy cá tính của mình như một điểm mạnh, thay vì trở thành một bức tường ngăn trở sự tiến bộ chung của tập thể.

Nguồn ảnh: Pexels

Bài viết khác

Tìm hiểu PM là gì, vai trò, và kỹ năng cần có của một PM trong quản lý dự án. Cùng CareerViet tìm hiểu rõ về nghề PM và tiềm năng phát triển của nó. Xem ngay!

Xem thêm

ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh? Nhấn xem ngay bài viết để cùng tìm hiểu ATTN nghĩa là gì và cách sử dụng trong email nhé!

Xem thêm

Tìm hiểu cách dùng hàm SUMIFS trong Excel hiệu quả, những lỗi phổ biến thường gặp nhất và cách tối ưu hóa quá trình tính toán dữ liệu!

Xem thêm

FMCG là ngành gì và khám phá những xu hướng nổi bật và cơ hội nghề nghiệp đang nổi lên trong ngành FMCG!

Xem thêm

Mô hình SWOT dần trở nên phổ biến và được áp dụng trên hầu hết các lĩnh vực từ việc kinh doanh, marketing cho đến học tập và cách sống. Vậy SWOT là gì?

Xem thêm

Chứng chỉ xây dựng năng lực hạng 3 là gì? Hồ sơ và điều kiện cấp như thế nào? Thủ tục cấp chứng chỉ ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nhé!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay