Để có cuộc nói chuyện ý nghĩa
Lượt xem: 13,674Bốn bước đơn giản để có thể bảo đảm mọi cuộc đối thoại trong công việc đều hiệu quả.
Mọi người đều biết cách tạo nên một cuộc đối thoại hấp dẫn. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta vẫn đang duy trì các thói quen xấu có thể khiến những cuộc nói chuyện trở nên vô nghĩa và chẳng gặt hái được bất cứ điều gì cả.
Đảm bảo cuộc đối thoại trong công việc hiệu quả
Dưới đây là quy trình 4 bước để luôn có những cuộc trò chuyện trong công việc có ý nghĩa và giá trị:
1. Biết vì sao bạn cần có cuộc nói chuyện này
Mỗi cuộc trò chuyện đều phải có một vấn đề chính, hoặc là không đạt được quan điểm nào cả. Với bạn bè và gia đình, thì vấn để chính ở đây thường chỉ đơn giản là nói về công ty của mỗi người. Bạn đã biết cách để khiến nó diễn ra thật thoải mái rồi. Hãy vui vẻ!
Tuy nhiên, trong kinh doanh thì luôn có một chương trình cho mỗi cuộc trò chuyện, ngay cả khi cuộc trò chuyện này có vẻ như chỉ nhằm mục đích hiểu nhau nhiều hơn, cho đến khi các đồng nghiệp của bạn trở thành bạn bè hoặc như người thân trong gia đình.
Vì vậy, bất cứ khi nào bắt đầu câu chuyện với ai đó trong công việc, như khách hàng, đồng nghiệp, sếp hoặc thậm chí là nhân viên dọn vệ sinh, bạn cũng nên định ra trong đầu một mục tiêu cụ thể. Bằng cách đó bạn sẽ tránh được việc lãng phí thời gian và năng lượng.
Tương tự như vậy, nếu ai đó bắt đầu gợi chuyện với bạn, rất nên tự hỏi rằng tại sao cần nói chuyện và tại sao vào lúc này. Nó không phải để ám thị, mà sự thật là khi bạn có những ý nghĩ “tại sao” thì bạn sẽ dễ dàng hiểu được cuộc nói chuyện này cần “đi đến đâu”.
2. Bỏ qua tư tưởng thiếu tập trung
Người Trung Quốc xưa thường tin rằng mỗi một người đều có một sự bất ổn nhất định trong tâm trí, điều này khiến họ cứ đi từ suy nghĩ này đến suy nghĩ khác như:
"Cô ấy đang nghĩ gì về tôi?"
"Tôi có nên bán hàng không?"
"Trời ơi! Cái hình này thật xấu xí!"
"Tôi phải chạy đến sân bay trong vòng 1 tiếng"
…
Những tiếng ồn ào liên tục trong đầu này sẽ khiến bạn mất tập trung, nó kéo sự chú ý của bạn từ khách hàng sang những mối quan tâm rất riêng của cá nhân, lúc này mọi thứ chỉ còn là quan điểm, ưu tiên và mục tiêu của bạn mà thôi.
Nếu cứ lắng nghe những tâm tưởng của chính mình, bạn chỉ nghe thấy một phần trăm rất nhỏ điều người khác đang nói. Và nhiều khả năng, bạn sẽ hiểu nhầm và quên mất những gì hai bên vừa trao đổi.
3. Xác nhận lại những gì bạn nghe
Sau khi người khác nói xong, hãy tóm ý lại và xác định rõ những điều họ đã truyền đạt. Hành động này khẳng định rằng bạn đã thực sự lắng nghe chứ không chỉ đang chú mục vào những độc thoại nội tâm mình.
Điều này còn ngăn ngừa tình trạng bạn tiếp tục cuộc trò chuyện mà không hiểu đúng ý nhau. Việc tóm tắt cho phép người đối diện có cơ hội điều chỉnh lại nhận thức của bạn hoặc bổ sung thêm thông tin để đảm bảo rằng bạn đã thông suốt.
4. Suy nghĩ và sau đó phản hồi
Trong lúc nói chuyện, thỉnh thoảng bạn nên dừng một lúc để cân nhắc về những gì mình đã nghe và lặp lại ý chính. Hãy phản hồi với những câu khẳng định, câu chuyện hoặc câu hỏi để làm rõ vấn đề và thúc đẩy cuộc trò chuyện đến gần với mục tiêu cuối cùng chính.
Những cuộc trò chuyện công việc như thế này có những khó khăn và thuận lợi của riêng nó. Khó khăn, như đã đề cập bên trên, là về những suy nghĩ riêng trong tâm trí một số người sẽ rất lớn và họ không thể gạt nó sang một bên để theo dõi điều gì khác nữa. Tuy nhiên, một khi bạn đã học được cách phớt lờ những điều này rồi, thì cách lắng nghe, phản ánh và nói chuyện sẽ nhanh chóng trở thành thói quen cho bạn. Và đây chính là phần dễ dàng.
Nguồn ảnh: Internet
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Tìm việc làm | Tìm việc làm Vĩnh Long | Tuyển dụng Bình Tân | Tuyển dụng việc làm Nha Trang | việc làm bán thời gian tại hà nội | big 4 tuyển dụng | việc làm tại nhà bình dương | tuyển dụng bitis