Để có đồng nghiệp tốt

Lượt xem: 14,610

Cuộc sống trong công việc không phải lúc nào cũng hoàn hảo. Bạn sẽ có những cấp trên, những đồng nghiệp, những người chủ mà bạn "không thích hoặc không đồng quan điểm".

1. Tôn trọng cái riêng của người khác. Mỗi người là một cá thể duy nhất, đó là thực tế và ta phải chấp nhận và học hỏi lẫn nhau. Mỗi người đều có cách sống và làm việc khác nhau nên sẽ là một thử thách nếu bạn phải "cùng tồn tại" với những người có cách sống và cách xử sự khác mình. Chỉ có một cách là ta nên tôn trọng lẫn nhau mà thôi.

2. Hãy suy nghĩ tích cực. Thật dễ dàng nếu như chúng ta có thể kể chuyện mọi chuyện trên trời dưới bể và hòa hợp với những người có suy nghĩ đơn giản, tích cực không phải là những người chỉ nghĩ đến những gì tiêu cực về mọi chủ đề.

3. Tìm hiểu về đồng nghiệp. Nói chuyện với nhau vẫn là cách thông thường và cơ bản nhất. Hãy chào nhau với một nụ cười, trả lời điện thoại kèm theo nụ cười... Bạn không phải nói chuyện với tất cả mọi người song nên chú ý đến sự có mặt của họ và hãy nhiệt tình khi nói chuyện với họ.

4. Hãy biết lắng nghe. Phải thực sự lắng nghe khi bạn nói chuyện với đồng nghiệp chứ đừng giả vờ. Sẽ không thể có được sự tôn trọng và thấu hiểu lẫn nhau cho đến khi bạn có một sự quan tâm đầy đủ.

5. Hiểu, thông cảm với người khác. Không một cá nhân nào có thể làm mọi tất cả mọi việc ở công sở cho nên nếu bạn muốn có được sự hỗ trợ và thông cảm trong công việc hàng ngày thì hãy đối xử tương tự với họ như thế.

6. Tôn trọng thời gian và những ưu tiên của người khác. Chúng ta đều sống và làm việc dưới áp lực và những cầu khắt khe. Hãy để đồng nghiệp tập trung vào công việc của họ, nếu việc của bạn là khẩn cấp thì có thể xin lỗi và làm phiền họ đôi chút và nói ngắn gọn. Mỗi người có một cách quản lý thời gian và xử lí công việc khác nhau và bạn nên tôn trọng điều đó.

7. Thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm và xin lỗi chân thành. Đồng nghiệp đều hiểu lỗi lầm có thể xảy ra và chúng ta không cố ý gây ra điều đó. Bạn nên thừa nhận mỗi khi mắc lỗi hoặc khi mình làm sai điều gì và tiếp tục công việc của mình.

8. Cần hiểu rằng cuộc sống trong công việc không phải lúc nào cũng hoàn hảo. Bạn sẽ có những cấp trên, những đồng nghiệp, những người chủ mà bạn "không thích hoặc không đồng quan điểm". Nếu bạn thấy là quả thật mình không thể làm việc được với những con người này thì đấy là thời điểm bạn kiếm tìm một công việc khác rồi đấy. Đừng cố trụ lại ở một môi trường không thoải mái, bạn sẽ không thể là một nhân viên tích cực và là một đồng nghiệp "đáng yêu" được.

Để xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp tốt cần phải có sự cố gắng và kiên nhẫn nhưng hài hòa các yếu tố trong công việc nằm trong tầm tay bạn mà. 

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Tìm hiểu PM là gì, vai trò, và kỹ năng cần có của một PM trong quản lý dự án. Cùng CareerViet tìm hiểu rõ về nghề PM và tiềm năng phát triển của nó. Xem ngay!

Xem thêm

ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh? Nhấn xem ngay bài viết để cùng tìm hiểu ATTN nghĩa là gì và cách sử dụng trong email nhé!

Xem thêm

Tìm hiểu cách dùng hàm SUMIFS trong Excel hiệu quả, những lỗi phổ biến thường gặp nhất và cách tối ưu hóa quá trình tính toán dữ liệu!

Xem thêm

FMCG là ngành gì và khám phá những xu hướng nổi bật và cơ hội nghề nghiệp đang nổi lên trong ngành FMCG!

Xem thêm

Mô hình SWOT dần trở nên phổ biến và được áp dụng trên hầu hết các lĩnh vực từ việc kinh doanh, marketing cho đến học tập và cách sống. Vậy SWOT là gì?

Xem thêm

Chứng chỉ xây dựng năng lực hạng 3 là gì? Hồ sơ và điều kiện cấp như thế nào? Thủ tục cấp chứng chỉ ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nhé!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay