Đối phó với đồng nghiệp lười biếng

Lượt xem: 42,865

Nếu đồng nghiệp dành 2 tiếng để ăn trưa, liên tục gọi điện thoại vì mục đích cá nhân, ngủ hay lướt web thường xuyên trong giờ làm việc, anh ấy/cô ấy có dấu hiệu của một đồng nghiệp lười biếng. Những người như vậy sẽ gây ra không ít trở ngại cho cuộc sống công sở của bạn.

Bạn cảm thấy khó chịu khi đồng nghiệp không tận tâm làm việc
Bạn cảm thấy khó chịu khi đồng nghiệp không tận tâm làm việc

Tập trung vào công việc
Bạn không cần phải mất thời gian quý báu của mình để quan tâm xem đồng nghiệp lười biếng đang kiểm tra Facebook, nhắn tin hay “buôn chuyện” không ngừng. Thay vào đó, hãy tập trung vào công việc của bạn. Nếu cứ chăm chăm để ý xem họ đang làm gì, bạn sẽ bị sao nhãng và có thể dần trở nên lười biếng giống họ.

Không chỉ trích đồng nghiệp
Bạn cảm thấy khó chịu khi đồng nghiệp không tận tâm làm việc. Tuy nhiên, bạn không nên chỉ trích họ gay gắt. Đó là vấn đề của đồng nghiệp và bạn chỉ lên tiếng khi họ làm ảnh hưởng tới mình.

Giữ vững thái độ và tinh thần làm việc
Đừng tị nạnh hay tỏ thái độ thù địch ra mặt với đồng nghiệp. Tinh thần tiêu cực đó sẽ tác động xấu tới hiệu quả công việc của bạn.

Không phàn nàn với đồng nghiệp khác
Đó là hành động thiếu chuyên nghiệp. Bạn có thể gây hiểu lầm hay làm tổn hại tới mối quan hệ giữa mọi người trong văn phòng/công ty.

Khéo léo đề cập vấn đề với sếp
Nếu bạn vội vàng tới chỗ sếp và phàn nàn về đồng nghiệp lười biếng, sếp có thể trả lời một cách không hài lòng: “Nhiệm vụ của anh/chị không phải là lo lắng về công việc của đồng nghiệp”. Vì vậy, bạn cần khéo léo hơn. Chẳng hạn, bạn có thể nói: “Tôi vẫn chưa thể tiếp tục dự án của mình vì phải chờ A hoàn thành phần việc của anh ấy. Chúng ta phải làm thế nào đây?”.

Không để đồng nghiệp lôi kéo
Đừng để đồng nghiệp lôi kéo mình vào bữa ăn trưa kéo dài 2 tiếng hay những “cuộc buôn chuyện” không ngừng trong giờ làm việc. Nếu họ bắt chuyện với bạn, hãy nói rằng bạn đang bận.

Không “gánh” phần việc của đồng nghiệp
Nếu bạn ở cùng nhóm hay làm cùng một nhiệm vụ với đồng nghiệp lười biếng, đừng cả nể làm luôn phần việc của họ. Hãy nhắc nhở họ về công việc và thời hạn hoàn thành nhưng không cần thiết phải thúc giục liên tục vì sẽ làm lãng phí thời gian của bạn.

Nói chuyện với đồng nghiệp
Có thể đồng nghiệp không phải là người lười biếng. Chẳng qua anh ấy/cô ấy chưa nắm rõ về nhiệm vụ của mình hoặc gặp khó khăn nào đó trong cuộc sống riêng, dẫn tới sự sao nhãng trong công việc. Những lúc như thế họ sẽ cần tới sự chia sẻ, giúp đỡ từ người khác và bạn nên thể hiện sự quan tâm của mình tới họ.

Tận dụng cơ hội để thăng tiến
Bạn có thể nói chuyện thẳng thắn với đồng nghiệp và đề nghị giúp anh ấy/cô ấy hoàn thành công việc đúng thời hạn. Tất nhiên, sếp phải biết về tình trạng của đồng nghiệp lười biếng và thấy được sự nhiệt tình của bạn. Đây chính là cơ hội để bạn thể hiện mình có thể giải quyết những tình huống khó khăn và đảm nhận vị trí cao hơn.

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Mẫu CV xin việc đơn giản, đẹp, chuẩn giúp cho ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng. Tải/ Download ngay mẫu CV xin việc miễn phí, chuyên nghiệp nào!

Xem thêm

Hồ sơ xin việc là những giấy tờ liên quan đến ứng viên như CV, bằng cấp, chứng chỉ,... cần cung cấp cho nhà tuyển dụng. Tìm hiểu ngay những quy định về hồ sơ xin việc nhé!

Xem thêm

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay