Facebook Ads là gì? Hướng dẫn chi tiết từ A - Z

Lượt xem: 20,621

Facebook là trang mạng xã hội thịnh hành nhất ngày nay, với hơn trăm triệu lượt truy cập mỗi ngày trên thế giới. Với lượng truy cập khổng lồ ấy, nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã chọn Facebook Ads để quảng bá hình ảnh dịch vụ hoặc sản phẩm của mình. Đọc tới đây, bạn có thắc mắc quảng cáo Facebook Ads là gì, hoạt động như thế nào không? Hãy để CareerViet giải thích rõ hơn về Facebook Ads từ A - Z qua bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm: Quản trị viên là gì? Mô tả công việc và tố chất cần có quản trị viên

Facebook Ads là gì? 

Facebook Ads (hay Facebook Advertising) là nền tảng quảng cáo của mạng xã hội Facebook nhằm mục đích quảng bá dịch vụ, sản phẩm thông qua các ấn phẩm dưới dạng hình ảnh, văn bản, video. Kênh marketing này ngày nay đã trở nên phổ biến, quen thuộc đối với các doanh nghiệp vừa, nhỏ và có quy mô lớn. Vì là trang mạng xã hội có lượt tiếp cận lớn, nên Facebook Ads đích thực là một “vùng đất màu mỡ” để người kinh doanh đưa sản phẩm của mình tới khách hàng.

Xem thêm: Seeding Là Gì? Quy Tắc Thực Hiện Chiến Lược Seeding Hiệu Quả

Facebook Ads là nền tảng quảng cáo của mạng xã hội Facebook nhằm mục đích quảng bá dịch vụ, sản phẩm

Facebook Ads là nền tảng quảng cáo của mạng xã hội Facebook nhằm mục đích quảng bá dịch vụ, sản phẩm (Nguồn: Internet)

Các dạng Facebook Ads phổ biến

Có 3 mục tiêu quảng cáo chính: Awareness - Consideration - Conversion. Dựa trên mục tiêu quảng cáo, người ta phân ra các dạng quảng cáo phổ biến như sau: 

  • Dạng hình ảnh/ video đơn (Single images/ Single video). 
  • Dạng quay vòng (Carousel).  
  • Dạng điền form (Facebook Leads Ads). 
  • Dạng bài viết (Boosted Page Posts). 
  • Dạng Click to Web (Domain Ads).
  • Quảng cáo cho sự kiện (Event Responsive).
  • Dạng cài đặt ứng dụng (App Install).
  • Dạng tin nhắn Messenger.
  • Dạng bộ sưu tập (Collection).

Xem thêm: 8 "chiêu" tạo chiến lược marketing hiệu quả

Quảng cáo Facebook dạng thẻ xoay vòng

Quảng cáo Facebook dạng thẻ xoay vòng (Nguồn: Internet)

Cách nhận biết quảng cáo Facebook

Các bài viết thông thường trên Facebook sẽ bao gồm: tên tài khoản, hình ảnh/ video, các nút reaction, comment và share. Nhưng với các tài khoản sử dụng Facebook Ads, sẽ có nhiều hơn các điểm trên. Hãy để ý phía dưới tên một tài khoản kinh doanh sẽ có chữ “Sponsored”. Bên dưới hình ảnh hoặc video đính kèm sẽ có nút “Gửi tin nhắn - Send messages” hoặc đường liên kết tới trang web của doanh nghiệp. Đây chính là Facebook Ads mà bạn vẫn rất thường xuyên nhìn thấy. 

Cách nhận biết quảng cáo Facebook

Cách nhận biết quảng cáo Facebook (Nguồn: Internet)

Đối tượng nào nên quảng cáo trên Facebook?

  • Chiến lược truyền thông cần chuyển đổi tương tác thấp. Với chiến lược này, chỉ yêu cầu người dùng đăng ký, không bắt buộc mua sản phẩm. Bằng những thông tin thu được từ người dùng, doanh nghiệp có thể chuyển đổi, phân tích thành số hoặc dữ liệu dùng cho các chiến lược tiếp thị về sau. 
  • Những dự án hoặc mô hình kinh doanh lâu dài. Nhà kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ có những dự án cần thực hiện trong thời gian dài. Sử dụng Facebook Ads là rất hợp lý. Doanh nghiệp sẽ từ từ tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Về lâu dài, những vị khách ấy sẽ trở thành một yếu tố tiềm năng góp phần tăng đơn và tăng thu nhập cho doanh nghiệp.
  • Đối tượng khách hàng tiếp xúc thường xuyên với nền tảng mạng xã hội. Facebook Ads chính là nơi có nhiều tiềm năng để bạn quảng bá sản phẩm dịch vụ tới nhóm đối tượng thường xuyên truy cập mạng xã hội.

Xem thêm: Bí quyết phát triển thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội

Các đối tượng nên quảng cáo trên Facebook

Các đối tượng nên quảng cáo trên Facebook (Nguồn: Internet)

Tìm hiểu cách thức hoạt động Facebook Ads 

Nếu bạn là một người dùng đang tìm kiếm một sản phẩm, dịch vụ nào đó qua Internet. Facebook và các nền tảng mạng xã hội khác như Instagram, YouTube có thể nhanh chóng thu thập thông tin của bạn (độ tuổi, sở thích, giới tính, nơi sinh sống, v.v). Các thuật toán từ Facebook có thể nắm bắt rất rõ tâm lý của bạn qua các lượt nhấp vào truy cập trên Internet. Sau đó, bạn sẽ thấy trên bảng tin Facebook hiển thị các quảng cáo đúng với những gì bạn đã tìm kiếm trước đó. 

Cách thức hoạt động Facebook Ads

Cách thức hoạt động Facebook Ads (Nguồn: Internet)  

Facebook Ads xuất hiện để hỗ trợ các doanh nghiệp, cửa hàng, cơ sở kinh doanh thúc đẩy doanh thu, tăng lợi nhuận, phát triển thương hiệu. 

Các doanh nghiệp này sẽ đầu tư một số ngân quỹ nhỏ, vừa hoặc lớn tuỳ thuộc vào quy mô để sử dụng dịch vụ quảng cáo Facebook. Doanh nghiệp dễ dàng thể kiểm soát được số lượng tương tác bài viết, lượt nhấp vào liên kết mà họ post lên Facebook. Khi bạn đọc bài viết, nhấp vào bài viết, nhu cầu của bạn đã được Facebook ghi lại. Từ đó, doanh nghiệp xác định được khách hàng tiềm năng và họ sẽ tương tác lại để tạo tỷ lệ chuyển đổi.

Nếu bạn mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ mà bạn thấy từ Facebook Ads, thì chiến lược tiếp cận khách của doanh nghiệp đã thành công. Họ sẽ thu được lợi nhuận từ những người khách hàng tiềm năng như bạn và doanh thu được tăng trưởng.

Cách target Facebook Ads hiệu quả

Để target Facebook Ads hiệu quả. Doanh nghiệp nên nhắm đúng vào từng đối tượng khách hàng tiềm năng cụ thể và phù hợp. 

Target đối tượng theo độ tuổi, giới tính (Age and gender)

Độ tuổi, giới tính là yếu tố rất quan trọng cần chú ý khi quảng cáo. Sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp phù hợp cho độ tuổi từ bao nhiêu đến bao nhiêu. Bạn nhận thấy lượt truy cập đa số vào bài quảng cáo là giới tính nào. Hãy dựa trên những thông số đó để tiếp thị đúng đối tượng. 

Target đối tượng theo sở thích (Interest)

Nhóm khách hàng tiềm năng của bạn thường xuyên đọc bài viết hay xem những video như thế nào. Hãy cập nhật càng nhiều chủ đề có thể để xác định được sở thích của họ. Từ đó, bạn có thể tiếp thị đúng sản phẩm hơn với nhu cầu khách hàng. 

Target đối tượng dựa trên địa lý (Location)

Bạn sẽ thiết lập Facebook Ads theo vị trí địa lý mà bạn muốn quảng cáo sẽ hiển thị. Cách target này có thể tiếp cận đúng đối tượng tại khu vực bạn chọn. 

Target Facebook Ads hiệu quả theo độ tuổi, vị trí địa lý, sở thích khách hàng tiềm năng

Target Facebook Ads hiệu quả theo độ tuổi, vị trí địa lý, sở thích khách hàng tiềm năng (Nguồn: Internet)

Một số lưu ý khi chạy Facebook Ads

Để quảng cáo tiếp cận được đúng đối tượng, tăng tỷ lệ chuyển đổi, tăng tương tác, truy cập,… hãy lưu ý một số điều như sau:

Hình ảnh/ video/ text

  • Sử dụng hình ảnh/ video đúng kích cỡ chuẩn của Facebook để thể hiện được đúng chất lượng sản phẩm, dịch vụ   
  • Tránh nội dung quảng cáo quá dài sẽ bị Facebook đánh giá là spam và bài quảng cáo của bạn sẽ không thể hiển thị với đúng đối tượng. 
  • Nếu hình ảnh/ video có text, cũng tránh chèn quá nhiều. Chỉ nên tập trung vào những thông tin quan trọng mà bạn cần khán giả chú ý. 
  • Thiết kế hình ảnh có kết hợp trend viral trên mạng xã hội hoặc theo mùa/ lễ hội. 

Những nội dung bị cấm/ hạn chế

  • Facebook sẽ cấm hoặc hạn chế các sản phẩm như: rượu/ bia/ thuốc lá/ chất kích thích, vũ khí/ chất nổ (pháo các loại), thuốc viên/ thực phẩm chức năng/ thực phẩm bổ sung dinh dưỡng.
  • Không quảng cáo hay chèn những nội dung chưa được cấp bản quyền (phim, nhạc). Nội dung có hình ảnh nhạy cảm. Nội dung liên quan tới chính trị/ quân đội/ quốc gia/ chủng tộc/ tôn giáo. 

Khi bị Facebook phát hiện, bài đăng của bạn sẽ bị xóa khỏi nền tảng. Tài khoản của bạn cũng có khả năng cao bị khóa hoặc hạn chế  

Ngôn từ sử dụng trong quảng cáo

Khi quảng cáo, bạn hãy sử dụng từ ngữ dễ hiểu. Nếu có thể, hãy kết hợp những câu từ vui có tính giải trí, mang thông điệp ý nghĩa, có tính lan truyền tích cực.

Những từ ngữ sẽ bị Facebook đánh giá là vi phạm và không được phê duyệt như sau:

  • Từ ngữ mang ý nghĩa tiêu cực, liên quan đến tính mạng/ sức khoẻ/ bệnh tật. 
  • Từ ngữ phân biệt chủng tộc/ giới tính, miệt thị, công kích. 
  • Các từ ngữ thể hiện sự đảm bảo 100% chưa có sự kiểm định: cam kết khỏi bệnh, đảm bảo 100% hết mụn/ hết thâm,…

Kêu gọi khách hàng - Call to action

Mục đích của quảng cáo cuối cùng vẫn là bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Vì thế, phải luôn đính kèm lời kêu gọi trong các bài quảng cáo. 

  • Facebook Messenger: hiện nút nhắn tin bên dưới các bài đăng để khách hàng có thể liên hệ nhanh chóng. 
  • Website, Landing page: nơi bạn cung cấp những thông tin cụ thể về: doanh nghiệp (địa chỉ, liên hệ, lịch sử), giá cả sản phẩm/ dịch vụ, feedback từ những khách hàng khác, chia sẻ hữu ích có liên quan tới sản phẩm. 
  • Trang thương mại điện tử: bạn cũng có thể thiết lập một hoặc nhiều trang thương mại điện tử để thuận tiện cho việc theo dõi đơn hàng, áp dụng chiến dịch affiliate marketing. 

Tìm việc làm chạy Facebook Ads ở đâu?

Chạy Facebook Ads là một công việc đòi hỏi các kỹ năng chuyên môn cần thiết. Vì thế, phải luôn trau dồi kiến thức, cập nhật xu hướng hot của thị trường, nắm bắt trend để làm tốt công việc chạy quảng cáo cho Facebook.

Hãy ghé CareerViet để tìm hiểu các cơ hội việc làm facebook ads một cách nhanh chóng, tiện lợi. Ngoài ra, hãy truy cập vào CareerMap để chúng tôi đưa ra cho bạn lộ trình nghề nghiệp phù hợp với tính cách và đam mê của bạn nhất. 

CareerViet tin rằng với bài viết này, bạn đã có cho mình câu trả lời về câu hỏi Facebooks Ads là gì. Hãy chia sẻ bài viết tới nhiều người hơn nếu thấy hữu ích nhé. Theo dõi CareerViet thường xuyên để cập nhật cẩm nang về thông tin nghề nghiệp, việc làm, và những "bí kíp bỏ túi" hay trong công việc cũng như đời sống nhé!

Đừng quên truy cập CareerViet.vn - trang tuyển dụng, tìm việc làm hàng đầu Việt Nam.

Top những công việc được tìm kiếm nhiều nhất:

tìm việc làm tạp vụ | việc làm sinh viên | việc làm online cho sinh viên | tuyển dụng marketing I việc làm tiếng trung I tuyển dụng business analyst I việc làm freelancer I tuyển dụng it I tuyển dụng taxi I tuyển dụng nhân sự I việc làm remote I việc làm thời vụ

Top những tỉnh thành tuyển dụng nhiều nhất:

việc làm nhà bè I việc làm đà nẵng I việc làm bình dương I việc làm TPHCM I tìm việc làm tại hà nội I việc làm phú mỹ I việc làm quận 5 I việc làm sa đéc I việc làm phú quốc I tuyển dụng bảo lộc I việc làm đà lạt I việc làm quảng ngãi I việc làm đồng nai

Bài viết khác

Tìm hiểu PM là gì, vai trò, và kỹ năng cần có của một PM trong quản lý dự án. Cùng CareerViet tìm hiểu rõ về nghề PM và tiềm năng phát triển của nó. Xem ngay!

Xem thêm

ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh? Nhấn xem ngay bài viết để cùng tìm hiểu ATTN nghĩa là gì và cách sử dụng trong email nhé!

Xem thêm

Tìm hiểu cách dùng hàm SUMIFS trong Excel hiệu quả, những lỗi phổ biến thường gặp nhất và cách tối ưu hóa quá trình tính toán dữ liệu!

Xem thêm

FMCG là ngành gì và khám phá những xu hướng nổi bật và cơ hội nghề nghiệp đang nổi lên trong ngành FMCG!

Xem thêm

Mô hình SWOT dần trở nên phổ biến và được áp dụng trên hầu hết các lĩnh vực từ việc kinh doanh, marketing cho đến học tập và cách sống. Vậy SWOT là gì?

Xem thêm

Chứng chỉ xây dựng năng lực hạng 3 là gì? Hồ sơ và điều kiện cấp như thế nào? Thủ tục cấp chứng chỉ ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nhé!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay