Freelancer là gì? Top những công việc Freelancer phổ biến nhất hiện nay

Lượt xem: 70,774

Với sự phát triển của công nghệ và mạng internet, xu hướng làm việc từ xa và được làm chủ thời gian, địa điểm làm việc ngày càng được nhiều người quan tâm. Chính vì thế mà việc làm Freelancer ngày càng trở nên rầm rộ hơn trên thị trường lao động hiện nay. Vậy Freelancer là gì? Có những công việc Freelancer nào phổ biến hiện nay. Cùng theo chân CareerViet đi tìm hiểu nhé!

Freelancer là gì?

Freelancer là gì?

Thông tin về nghề Freelancer

Freelancer là một thuật ngữ chỉ những người làm việc tự do. Họ là những người làm việc độc lập, không chịu sự ràng buộc với bất kỳ một công ty hay tổ chức nào.

Một Freelancer khi có một kỹ năng nhất định nào đó mà doanh nghiệp đang cần. Họ tìm thấy nhau trên môi trường internet, có thể qua facebook, zalo, các trang tuyển dụng,… và sẽ làm việc với nhau dựa trên thỏa thuận giữa 2 bên để đảm bảo đáp ứng đúng thời hạn deadline cũng như chất lượng dịch vụ từ phía Freelancer và tiến trình thanh toán của doanh nghiệp.

Các Freelancer có thể làm việc ở bất cứ đâu, không bị giới hạn về mặt thời gian làm việc, các dự án mà họ nhận có thể chỉ kéo dài 1 ngày hay cũng có thể kéo dài đến vài tháng.

Do tính linh động của công việc này mà một Freelancer có thể nhận nhiều dự án, tiếp xúc với nhiều mảng chuyên môn khác nhau và làm việc cho nhiều công ty cùng một lúc. Vì vậy mà nhiều Freelancer có thể phát triển rất tốt và thu nhập của họ có thể lên đến hàng chục triệu đồng.

Ưu và nhược điểm của Freelancer

Ưu điểm

  • Tự do và linh hoạt: Thay vì phải ngồi 8 tiếng hoặc hơn thế nữa tại văn phòng công ty thì địa điểm làm việc cùng như thời gian làm việc của các Freelancer rất linh động. Đó có thể là ở nhà, quán cafe,… hay thậm chí là khoảng thời gian nghỉ ngơi tranh thủ giữa các tiết học. Nếu công việc đó không đúng chuyên môn hoặc bạn cảm thấy không hài lòng với số tiền lương hay với chủ doanh nghiệp, bạn hoàn toàn có thể từ chối hay chấm dứt hợp tác mà không có bất cứ một sự ràng buộc nào.
  • Cải thiện kỹ năng: Các Freelancer có thể tiếp xúc với nhiều dự án khác nhau. Từ đó họ sẽ được thực hành nhiều và có nhiều phương thức làm việc tối ưu nhất. Thêm vào đó, việc làm Freelancer cũng sẽ giúp bạn nâng cao một số kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tiếp nhận và giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian,…
  • Đa dạng trải nghiệm: Thay vì chỉ tập trung vào một lĩnh vực nhất định, các Freelancer có thể thử sức mình ở những lĩnh vực khác nhau. Thông qua đó, họ cũng có thể mở rộng kiến thức cũng như chuyên môn nhất định cho bản thân. Ngoài ra, việc trải nghiệm đó cũng phân nào đó giúp bạn tìm ra hướng đi yêu thích của bản thân trong tương lai.
  • Mở rộng các mối quan hệ: Với vai trò là một Freelancer, bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ với nhiều người khác nhau ở đa dạng các lĩnh vực. Khi đó, bạn sẽ có cơ hội làm quen cũng như kết giao hảo với họ, tạo mối quan hệ tốt đẹp sẽ góp phần mở rộng những cơ hội phát triển hơn trong tương lai.

Nhược điểm

  • Đòi hỏi tính kỷ luật và tự giác cao: Làm việc tự do ở nhà mà không có các quy định áp dụng có thể sẽ khiến bạn lười biếng, không có tính kỷ luật và gây ra sự trì hoãn trong công việc. Chính vì thế, bạn cần kiên trì xây dựng cho bản thân mình tính kiên trì và tự giác, phải tuân thủ thời gian và biết cách sắp xếp thời gian cho hợp lý để chịu trách nhiệm cho việc đáp ứng đúng tiến độ của dự án.
  • Tính cạnh tranh cao: Với một số lượng Freelancer khá đông đảo hiện nay, bạn sẽ cần chuẩn bị tinh thần cạnh tranh bất kỳ lúc nào. Chẳng hạn như một công việc chỉ vừa mới đăng lên cách đây 30 phút mà đã có đến hàng chục ứng viên comment ứng tuyển. Vì vậy để dành được dự án, bạn sẽ luôn phải chủ động nắm bắt nghiên cứu dự án thật kỹ, chủ động chào giá cũng như nâng cao nghiệp vụ bản thân thật tốt để có thể đáp ứng tốt được các yêu cầu của công việc
  • Thu nhập không ổn định: Thường một dự án cho một Freelancer kéo dài không lâu, vậy nên sau khi đã hoàn thành 1 dự án và nhận được lương, họ sẽ phải tiếp tục nhận 1 dự án khác và quá trình đó sẽ mất một chút thời gian gây gián đoạn thu nhập. Ngoài ra, việc làm Freelancer không có các chế độ xã hội hay khen thưởng, là việc ăn lương theo KPI mà mình làm ra, có ngày làm ra thành quả và có ngày không, và điều đó cũng là một yếu tố khiến thu nhập cho Freelancer không được ổn định.
  • Dễ gặp lừa đảo: Cũng bởi việc làm Freelancer thường không có hợp đồng ký kết, vậy nên đôi khi các Freelancer đã hoàn thành dự án nhưng bị nhà tuyển dụng bùng trả lương. Họ lặn mất tăm và các Freelancer không thể nhận được thành quả do công sức mà mình bỏ ra. Hay như có một số việc được đăng tuyển và yêu cầu ứng viên bỏ ra một khoản phí ban đầu, tuy nhiên sau đó phí cứ ngày một tăng thì mới lấy được tiền và từ đó các Freelancer khó có thể rút chân ra được. Vậy nên để tránh gặp rủi ro, bạn nên cần tìm hiểu kỹ thông tin về công việc cũng như đối tác hợp tác, tránh bị hấp dẫn bởi mức lương cao mà công việc lại không xứng.

Lợi ích khi trở thành một Freelancer

Công việc Freelancer có thể đem lại rất nhiều lợi ích. Điển hình là một số lợi ích như dưới đây:

Lợi ích khi trở thành một Freelancer

Những lợi ích khi làm Freelancer

  • Khởi đầu công việc khá nhanh chóng
  • Có thể linh hoạt chọn bất kỳ công việc nào bạn muốn làm
  • Có thể chọn làm ở địa điểm nào và vào thời gian nào
  • Tiền lương được thỏa thuận
  • Đa dạng trong công việc, nâng cao kỹ năng cần thiết.

Chính vì những lợi ích hấp dẫn này đã thu hút không ít các bạn trẻ tham gia vào thị trường công việc Freelancer này. Việc trở thành 1 Freelancer ngoài việc giúp bạn kiếm thêm một phần thu nhập thì cũng có thể giúp bạn nâng cao các nghiệp vụ cũng như là theo đuổi đam mê của mình một cách tự do, mở đường một tươi lai tươi sáng sau này.

Top những công việc Freelancer phổ biến nhất hiện nay

Content Freelancer

Top những công việc Freelancer phổ biến nhất hiện nay

Lộ trình phát triển cho một Content Freelancer

Viết lách có lẽ là nghề đầu tiên đối với hầu hết các Freelancer mới dấn thân vào nghề. Công việc của các Content Freelancer thường là viết các bài quảng cáo, viết các blog cho các kênh truyền thông xã hội, viết các bài mô tả sản phẩm, bài SEO, dựng và viết ý tưởng cho các video…

Có khá nhiều lĩnh vực cũng như các công việc mà bạn có thể lựa chọn. Tuy nhiên mỗi dạng công việc sẽ yêu cầu kinh nghiệm cũng như các mảng kiến thức khác nhau. Nhiều khi mới bắt đầu bạn có thể thấy khá nản khi vốn từ còn ít ỏi cũng như chất lượng bài viết chưa được mong đợi. Tuy nhiên đừng nản chí vội, nếu bạn yêu thích con chữ, chỉ cần bạn chăm chỉ, viết nhiều và tích góp cho mình được nhiều kinh nghiệm thì bạn sẽ nâng cao được trình độ bản thân ngay thôi.

Editor Freelancer

Với công việc này, thay vì triển khai một nội dung mới thì các Editor Freelance sẽ tập trung vào việc chỉnh sửa nội dung của bài viết một cách tổng thể và kiểm tra cấu trúc câu văn đã phù hợp chưa hay đã thể hiện được rõ ý cần truyền đạt hay không.

Sau đó, bước cuối cùng là kiểm tra toàn thể tài liệu, bài viết xem còn lỗi chính tả hay lỗi ngữ pháp nào không. Họ cần phải có một đôi mắt tinh tường để có thể soi rõ các lỗi và kịp thời chỉnh sửa. Tuy rằng cho dù tồn tại các lỗi đó thì bài viết vẫn thể hiện được nội dung chính. Nhưng đối với một biên soạn viên giỏi, đó sẽ thể hiện cho sự chuyên nghiệp và cẩn thận.

Marketing Freelancer

Marketing Freelancer

Triển vọng của các Marketing Freelancer là rất lớn

Marketing đang là một ngành nghề có nhu cầu lớn. Thay vì lựa chọn các agency thì hiện nay nhiều doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn các Freelancer thực hiện các chiến dịch của mình. Xét trên một số khía cạnh, thì việc thuê các Marketing Freelancer sẽ giúp tối ưu chi phí cho các doanh nghiệp hơn. Ngoài ra thì các Freelancer với tính chất tự do nên nhiều lúc họ cũng sẽ có những ý tưởng khác biệt, mới mẻ và thú vị.

Hiện nay vì có quá nhiều khâu và hình thức khác nhau trong các chiến dịch marketing mà các Marketing Freelancer cũng cần có kinh nghiệm chuyên môn thật là chắc để thực hiện những công việc như:

  • Xây dựng nội dung chiến lược cho fanpage, website, …
  • Quản lý các kênh bán hàng, tiếp thị, xây dựng kịch bản chatbot, …
  • Chạy quảng cáo và quản lý các kênh quảng cáo
  • Tăng like, follow cho kênh,…

Freelancer dịch thuật

Đây sẽ là một công việc tiềm năng cho những bạn giỏi ngoại ngữ. Phổ biến là dịch thuật Tiếng Anh, theo sau đó là dịch thuật tiếng Trung, Hàn, Nhật, Pháp,… thị trường Freelancer dịch thuật hiện nay khá là rộng mở với yêu cầu cho nhiều thứ tiếng khác nhau.

Các công việc dịch thuật thường có nhiều loại với đa dạng các lĩnh vực: Y tế, Kinh tế, tài chính - ngân hàng, học thuật, công nghiệp,… Tuy nhiên mỗi lĩnh vực đều yêu cầu các Freelancer phải có sự hiểu biết cũng như nguồn kiến thức nhất định.

Vậy nên các nhà dịch giả cần thực hành nhiều, có lượng từ vựng chuyên ngành và ngữ pháp tuyệt vời, chú ý cao đến từng chi tiết và cố gắng dịch sát nghĩa nhất để có thể đảm bảo được chất lượng bài viết hoàn toàn được tối ưu.

Data entry Freelancer

Nếu muốn có một công việc lặp đi lặp lại và không đòi hỏi độ khó cao thì nhập dữ liệu sẽ là một công việc phù hợp cho bạn. Chỉ cần cẩn thận cũng như có thể đánh máy nhanh thì bạn đã có thể ứng tuyển cho vị trí Data entry Freelancer này rồi. Nhập dữ liệu có thể bao gồm đánh máy, xử lý dữ liệu văn bản, xử lý dữ liệu điện tử,… và các công việc này có thể được hoàn thành từ nhiều địa điểm khác nhau so với việc chỉ được nhập lên từ một hệ thống cố định ở văn phòng khác.

Design Freelancer

Thiết kế hình ảnh sản phẩm, thiết kế logo, banner hay các poster quảng cáo là một số công việc mà các Design Freelancer thực hiện hằng ngày.

Đây được xem là ngành mũi nhọn hiện nay khi hình ảnh luôn có vai trò quan trọng trong bộ mặt thương hiệu của doanh nghiệp và trong mọi nội dung truyền thông mà doanh nghiệp muốn truyền tải.

Tuy nhiên đây cũng là một công việc đòi hỏi các ứng viên phải có khả năng sáng tạo cũng như đôi mắt thẩm mỹ. Vậy nên nếu bạn đam mê design, hãy trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết cũng như hình thành phong cách thiết kế độc đáo riêng của bản thân mình nhé.

Design Freelancer

Freelancer về thiết kế

Tìm việc làm Freelancer ở đâu?

Freelancer là một nghề nghiệp vô cùng thú vị và hấp dẫn. Nhất là đối với các bạn sinh viên, ngoài việc có thể linh động thời gian với việc học để có thể kiếm thêm thu nhập thì các bạn cũng sẽ trau dồi thêm được nhiều kỹ năng cũng như chuyên môn nhất định, góp phần tìm đúng ra sự yêu thích và hướng đi tương lai cho bản thân mình. Để tìm được công việc Freelancer phù hợp bạn có thể tham gia các group về công việc Freelancer trên Facebook, tại đây rất đa dạng công việc với nhiều ngành nghề tuyển dụng. Ngoài ra bạn có thể tìm công việc Freelancer uy tín, chất lượng tại đây (CareerViet với hàng ngàn công việc mới mỗi ngày).

Hy vọng qua bài viết trên, CareerViet đã phần nào giúp các bạn đọc hiểu được công việc Freelancer là gì cũng như các công việc Freelancer phổ biến hiện nay. Hiểu được nhiều lợi ích mà công việc Freelancer đem lại, nếu bạn muốn tìm một công việc ưng ý, hãy nhanh tay nắm bắt cơ hội tuyển dụng tại CareerViet.vn. Cùng với đó là tạo cho mình một chiếc CV thật ấn tượng để có thể cạnh tranh giữa hàng ngàn ứng viên khác trong cộng đồng Freelancer hiện nay nhé.

CareerViet luôn đồng hành cùng bạn!

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:

Tìm việc làm | Tìm việc làm cho nam giới tại Hà Nội | Việc làm IT Hải Phòng | Tìm việc làm tài xế tại TPHCM

Bài viết khác

Interview là gì? Tìm hiểu cách chuẩn bị và trả lời phỏng vấn hiệu quả với các kỹ năng, lời khuyên và những bí quyết giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Xem thêm

Giới thiệu bản thân thường là câu hỏi đầu tiên trong buổi phỏng vấn và cũng là yếu tố then chốt chinh phục nhà tuyển dụng. Xem ngay cách giới thiệu sao cho ấn tượng nhé!

Xem thêm

Phỏng vấn là bước quan trọng quyết định thành công trong hành trình tìm kiếm việc làm. Để ghi điểm với nhà tuyển dụng và tự tin chinh phục vị trí ứng tuyển, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức và kỹ năng mềm. Trong bài viết này, CareerViet sẽ chia sẻ bí quyết hiệu quả giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng nhé!

Xem thêm

Project Manager là vị trí đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và kiểm soát dự án cho đến khi dự án kết thúc

Xem thêm

Thực tập sinh chính là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm, khám phá con đường sự nghiệp, tạo cho mình một lợi thế trên thị trường, tạo môi trường năng động

Xem thêm

Kế toán thuế là người phụ trách việc quản lý thuế của doanh nghiệp, cần trực tiếp làm với cơ quan thuế để giải quyết và kiểm tra các thông tin của hóa đơn.

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay