Giải quyết bất đồng quan điểm trong... 7 nốt nhạc

Lượt xem: 11,046

Không dễ để nói ra điều gì đó đi ngược với quan điểm của số đông. Nhưng nếu đó là quyền lợi sát sườn hoặc bạn nhìn ra nguy cơ lớn, bạn vẫn cần phải lên tiếng. CareerViet chỉ bạn cách nói ra sao cho dễ được chấp nhận.

Đi ngược mong muốn của số đông là một tình huống không dễ chịu gì. Bạn không chỉ khiến mọi người khó chịu, bị phản bác mà còn có khả năng bị mọi người từ chối trong tương lai. Bởi vì chúng ta đánh giá cao sự đồng thuận hơn. Và ai cũng thích những sự “trật tự” để có một quy trình dễ tuân thủ, một tương lai dễ dự đoán.

 

Từ đơn thương độc mã cho đến dự án của số đông

Nhưng khi bạn nhìn thấy quyết định riêng của mình sẽ có hiệu quả về dài hạn, bạn vẫn có thể giảm bớt sự chống đối. Đây là những việc bạn nên làm, đặc biệt khi bạn không có đủ quyền lực và địa vị cần thiết:

1. Thể hiện đóng góp bạn đã mang lại cho tập thể

Những kỹ năng, kiến thức chuyên môn hoặc kinh nghiệm của bạn trước đây đã giúp đỡ mọi người như thế nào? Khi đưa ra các dẫn chứng để bảo vệ ý kiến của mình, hãy khéo léo minh họa bằng những việc bạn đã trải qua, để mọi người nhớ ra bạn đã từng đúng hoặc từng có ích cho họ trong quá khứ.

2. Chỉ ra mối đe dọa lớn nhất

Đây là lý do để bạn hành động khác biệt: bạn lo ngại về một vấn đề có thể ảnh hưởng đến thành công chung, thậm chí sự tồn tại của nhóm. Thừa nhận những hạn chế của sự lựa chọn của bạn trong ngắn hạn, nhưng cũng chỉ ra hiệu quả của nó về dài hạn. Hãy khơi dậy khả năng nhìn nhận vấn đề một cách toàn cảnh và có tầm nhìn xa ở tập thể.

3. Thông điệp nhất quán và thuyết phục

Bạn tin vào quan điểm của bạn? Vậy bạn cần thể hiện thông điệp đó theo những cách khác nhau. Sử dụng các câu chuyện cũng như dữ liệu. Chứng minh hình dung của bạn về những chuyện sẽ xảy ra và việc mọi người sẽ phải giải quyết, sẽ phải cảm nhận trong sáu tháng và một năm tới. Thông điệp của bạn cần sáng rõ với mọi người và gắn nó với những quyền lợi sát sườn với họ.

4. Dựa vào thông tin khách quan

Bạn biết nhiều quyết định dựa trên cảm tính của số đông, những sự sợ hãi từ trong tiềm thức, những thói quen mà chính họ cũng không rõ lý do. Vì thế, để thuyết phục được họ, bạn phải đoán trước những lo ngại của họ và có sẵn câu trả lời bằng dữ liệu thực tế và càng rõ ràng về thời gian càng tốt.

 

Hãy thuyết phục từng cá nhân bằng những dữ liệu đáng tin

5. Thẳng thắn về các trở ngại

Phải cho thấy rằng bạn không phải kẻ lãng mạn, chủ quan. Nếu bạn nói trước cho mọi người biết về những khó khăn nếu thực hiện ý tưởng của bạn, những phí tổn trong cả quá trình, chứng tỏ bạn có một cái nhìn toàn cảnh khi đưa ra quyết định. Tính minh bạch đó sẽ khiến mọi người tin tưởng và cân nhắc cho ý tưởng của bạn một cơ hội.

6. Kêu gọi sự hợp tác

Rút ngắn khoảng cách giữa bạn và tập thể. Hãy xưng “chúng ta” thay vì “tôi”. Ý tưởng của bạn càng thuyết phục hơn nếu bạn chỉ ra nó có thể được thực hiện bởi những thế mạnh, kỹ năng nền tảng của các thành viên trong đội. Hãy biến ý tưởng của bạn thành ý tưởng của cả tập thể.

Hãy giải quyết các xung khắc cá nhân (của những người có quan điểm trái ngược) trong những cuộc trò chuyện riêng, thay vì công khai. Ghi nhận đóng góp của họ, cũng như coi họ là một nhân tố không thể thiếu để giải pháp có thể thành công.

Hãy thực hiện kế hoạch với một tư duy cởi mở: bạn có thể là người khởi đầu, nhưng thực hiện nó là những người khác, và kết quả cuối cùng có thể không được như ý bạn.

CareerViet không thể đảm bảo bạn sẽ chiến thắng ý chí của số đông, nhưng ít nhất, bạn sẽ không hối tiếc vì mình đã làm hết sức. Và các cách xử lý trên cũng đảm bảo xác suất thành công cao hơn, hoặc tập thể sẽ nghĩ theo hướng của bạn ở một thời điểm chín muồi. Chí ít, họ cũng nhớ ra đó là ý tưởng của bạn và hiểu rằng bạn đã cố gắng để mọi chuyện trở nên tốt đẹp hơn, và bạn có thể thuyết phục họ trong một sự kiện khác. Những người dám khác biệt mới là những người sẽ định hình tương lai.

Xem thêm

Quiet Quitting là gì

Môi trường làm việc lý tưởng

Lễ hội halloween

Nguồn ảnh: Pexels

Bài viết khác

Tìm hiểu PM là gì, vai trò, và kỹ năng cần có của một PM trong quản lý dự án. Cùng CareerViet tìm hiểu rõ về nghề PM và tiềm năng phát triển của nó. Xem ngay!

Xem thêm

ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh? Nhấn xem ngay bài viết để cùng tìm hiểu ATTN nghĩa là gì và cách sử dụng trong email nhé!

Xem thêm

Tìm hiểu cách dùng hàm SUMIFS trong Excel hiệu quả, những lỗi phổ biến thường gặp nhất và cách tối ưu hóa quá trình tính toán dữ liệu!

Xem thêm

FMCG là ngành gì và khám phá những xu hướng nổi bật và cơ hội nghề nghiệp đang nổi lên trong ngành FMCG!

Xem thêm

Mô hình SWOT dần trở nên phổ biến và được áp dụng trên hầu hết các lĩnh vực từ việc kinh doanh, marketing cho đến học tập và cách sống. Vậy SWOT là gì?

Xem thêm

Chứng chỉ xây dựng năng lực hạng 3 là gì? Hồ sơ và điều kiện cấp như thế nào? Thủ tục cấp chứng chỉ ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nhé!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay