Giải thoát tâm lý khi rời khỏi công việc độc hại

Lượt xem: 82,099

Chúc mừng bạn đã ''đào thoát'' khỏi chỗ làm việc độc hại. Nhưng dư âm gánh nặng tâm lý có thể ảnh hưởng đến hành trình làm việc tương lai. Đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn giải tỏa khỏi tiêu cực và hàn gắn chính mình cho tương lai.

1.Xác định tình trạng của bạn

Dù sắp Tết và bạn thấy hoang mang, tương lai vô định nếu sắp Tết mà chưa tìm thấy công việc mới. Nhưng hãy cứ bình tĩnh tận hưởng khoảng thời gian nghỉ ngơi. Thực tế, sau thời gian đại dịch, không chỉ có bạn mà mọi người đều hiểu rõ thời gian và đời sống hàng ngày có ý nghĩa như thế nào. Chúng ta coi trọng việc có một môi trường làm việc lành mạnh để phát triển tinh thần, cảm xúc chứ không chỉ để kiếm tiền. Văn hóa làm việc độc hại hiện là lý do số một khiến mọi người rời bỏ công việc của họ.

Giải thoát tâm lý khi rời khỏi công việc độc hại
Không ai dễ dàng vượt qua một môi trường làm việc độc hại

Thoát khỏi môi trường đầy sự thù địch, tấn công, lạm dụng thời gian làm việc là một điều tốt cho sức khỏe của bạn. Nhưng đôi khi, trải nghiệm bị bắt nạt khiến bạn mang theo sự cảnh giác cao độ và phản ứng mạnh với những người xung quanh, ảnh hưởng đến khả năng phát triển trong công việc tương lai. Ví dụ: bạn dò xét sếp mới xem họ phản ứng như thế nào với những người xung quanh, bạn cảm thấy bất an và nói chuyện với các sếp cực kỳ thận trọng vì sợ bị vặn vẹo…

Chấn thương tâm lý vì công việc là một vấn đề có thật nhưng ít được mọi người đầu tư thời gian chữa lành khi gặp phải. Dù là bị quấy rối bằng lời nói, bị cô lập, phân biệt đối xử và mất an toàn trong công việc… những nhân sự bị chấn thương tâm lý thường mất một thời gian dài sau đó để có thể cảm thấy thoải mái hơn trong công việc. 

Nhưng thời điểm này, hãy cứ tự chúc mừng bản thân vì đã làm xong phần khó nhất: dũng cảm từ bỏ chỗ làm việc độc hại. Giờ đây, bạn xứng đáng lấy lại sự tự tin và bỏ lại gánh nặng của nơi làm cũ sau lưng. Nhìn nhận điều này như một thành công, bạn mới có thể tự chữa lành và tiến lên phía trước.

2.Thương thân

Không có gì ngạc nhiên nếu bạn vẫn cảm thấy oán hận những người đã ngược đãi bạn. Bạn có thể nghĩ đi nghĩ lại những tình huống tệ hại mà bạn đã gặp phải, cách họ chì chiết, chế giễu, gài bẫy bạn… Bạn tự hỏi đáng ra mình có thể phản ứng khác, sau đó tự trách bản thân. Đó là bởi bộ não ghét sự mơ hồ và sẽ cố gắng tìm kiếm câu trả lời cho những lần thất bại, ngay cả khi điều đó không mang lại lợi ích gì.

Không ai đáng bị đối xử bất công, bị bắt nạt hoặc lợi dụng, nhưng tự trách bản thân vẫn là một phản ứng phổ biến hậu sang chấn. Bạn tiếc nuối vì không lên tiếng bảo vệ bảo thân kịp thời, hoặc cảm thấy xấu hổ về cách đối xử mà bạn phải chịu. Bạn có thể tiếp tục quá trình hồi tưởng và nhận thức đó (ai cũng cần thời gian để đau buồn), nhưng không nên kéo dài quá lâu nếu muốn chuyển sang một giai đoạn nhận thức tích cực hơn: chấp nhận bản thân và thực tế.

Tự thương lấy bản thân sẽ giúp bạn lấy lại sự tự tin, cũng như sức mạnh trong quá trình củng cố nhận thức về bản thân. Bạn có thể nhận ra rằng: bạn sẽ không bao giờ nhận được lời xin lỗi từ sếp cũ, công ty cũ, đồng nghiệp cũ… Chính sự nhận thức này khiến bạn thấy ‘thương thân’ và cảm kích với bản thân: cảm kích vì bạn đã làm hết sức mình với những kinh nghiệm/ hiểu biết/ năng lực tại thời điểm đó, cảm kích vì bạn đã cố gắng và nhẫn nại, cảm kích vì bạn đã rời bỏ những người không xứng đáng với sự cố gắng của bạn.

Bạn thậm chí có thể thực hiện một nghi thức là: viết lời tạm biệt cho một giai đoạn đầy khó khăn. Đây là một bài tập phục hồi hiệu quả để chấm dứt thời gian đau buồn.

3.Nhận thức

Bạn có thể bước sang giai đoạn lý tính khi xem xét lại các chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Giả sử bạn được yêu cầu phải có mặt vì yêu cầu công việc bất kể thời gian hay lý do, thì điều đó nói lên: sếp cũ phải chịu trách nhiệm về việc vi phạm chế độ lao động theo luật, và giao cho bạn một khối lượng công việc quá tải. Những cuộc họp hoặc yêu cầu trả báo cáo vào lúc 3 giờ sáng (trừ khi bạn có cuộc họp với đối tác/ bộ phận khác ở bên kia bán cầu), hoặc yêu cầu đi mua một món đồ cá nhân cho họ vào 9 rưỡi tối - đó là môi trường làm việc độc hại, khó chấp nhận. 

Bạn hãy thu thập lại những tín hiệu này để tạo thành bộ “cờ đỏ”, đánh giá các tín hiệu xấu cho thấy một môi trường công sở độc hại trong tương lai. Nhờ nó, ở các môi trường làm việc mới, bạn sẽ biết khi nào mình nên lên tiếng, hoặc phản ứng, hoặc rút lui ngay khi cảm thấy không giải quyết được. Hãy sử dụng kinh nghiệm đau buồn cũ để xác định rõ ràng ranh giới và kỳ vọng mới của bản thân với công việc. 

Nhận thức
Tự viết ra những ranh giới, kỳ vọng và bộ “cờ đỏ” của bạn

4.Tự thấu cảm

Hãy chú ý đến phản ứng của bạn trước những tình huống có vẻ là tái diễn tình trạng cũ ở công sở mới. Ví dụ: bạn thấy mình lại bị cô lập, từ chối… Điều này có đang kích hoạt lại những cảm xúc căng thẳng, giận dữ, đau buồn mà bạn từng gặp trong quá khứ không? 

Việc nhìn vào cảm giác, phản ứng của chính mình và gắn nhãn cho nó (“Mình đang tức giận đây”, “Đây lại là một ông sếp thích phân biệt đối xử”...) là một cách giúp bạn bình tĩnh lại. Bạn có thể hít thở sâu, làm dịu lại cảm xúc và nhìn nhận lại hoàn cảnh mới này một cách khách quan để xử lý hiệu quả, thay vì để cảm xúc (từ kinh nghiệm quá khứ) dẫn dắt và làm bạn rơi vào tiêu cực trước khi hành động. Như vậy, kinh nghiệm làm với sếp cũ tệ hại mới mang lại lợi thế về kinh nghiệm xử lý khi bạn làm việc với sếp mới.

5.Tận hưởng những khoảnh khắc tích cực

Như con chim sợ cành cong, bạn sẽ ở trong trạng thái đề phòng hơn là thư giãn khi ở môi trường mới. Bạn sẽ luôn để ý những lời coi thường, chỉ trích và đe dọa tiềm ẩn và vì thế sẽ luôn căng thẳng. 

Hãy điều chỉnh trạng thái tâm lý này bằng cách tập trung vào những khoảnh khắc tích cực với niềm tin tích cực rằng lần này sẽ tốt hơn lần trước. 

Một số cách bạn có thể thử:

- Hồi tưởng về những điều tốt đẹp bạn đã gặp trong ngày: chỉ cần 10 phút để suy ngẫm và tận hưởng cảm xúc về một khoảnh khắc thú vị, tích cực trong ngày. 

- Viết chúng ra và suy nghĩ tại sao chúng có thể xảy ra

- Chia sẻ những điều tích cực đó với bạn bè, người thân mỗi ngày

- Tự chúc mừng bản thân khi thể hiện ra những thế mạnh của mình trong công việc hàng ngày.

- Tưởng tượng tích cực về ngày hôm sau: những điều tốt đẹp gì có thể xảy ra?

Cuối cùng, hãy cân nhắc việc cởi mở hơn với người khác, bạn đồng nghiệp mới sau khi bạn đã thấy tin tưởng và ổn định với công việc mới. Việc có thêm những đồng đội, đồng minh trong công việc sẽ tăng cảm giác hạnh phúc, hài lòng và hiệu quả của bản thân. Trên hết, hãy chăm sóc bản thân. Bắt đầu công việc mới thôi đã căng thẳng rồi, nữa là bạn đang trong giai đoạn hồi phục từ công việc cũ. Hãy kiên nhẫn và thông cảm với bản thân, chú ý những tín hiệu sức khỏe, bạn có thể vượt lên và trở nên kiên cường hơn bao giờ hết.

Ảnh: Pexels

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Tìm hiểu PM là gì, vai trò, và kỹ năng cần có của một PM trong quản lý dự án. Cùng CareerViet tìm hiểu rõ về nghề PM và tiềm năng phát triển của nó. Xem ngay!

Xem thêm

ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh? Nhấn xem ngay bài viết để cùng tìm hiểu ATTN nghĩa là gì và cách sử dụng trong email nhé!

Xem thêm

Tìm hiểu cách dùng hàm SUMIFS trong Excel hiệu quả, những lỗi phổ biến thường gặp nhất và cách tối ưu hóa quá trình tính toán dữ liệu!

Xem thêm

FMCG là ngành gì và khám phá những xu hướng nổi bật và cơ hội nghề nghiệp đang nổi lên trong ngành FMCG!

Xem thêm

Mô hình SWOT dần trở nên phổ biến và được áp dụng trên hầu hết các lĩnh vực từ việc kinh doanh, marketing cho đến học tập và cách sống. Vậy SWOT là gì?

Xem thêm

Chứng chỉ xây dựng năng lực hạng 3 là gì? Hồ sơ và điều kiện cấp như thế nào? Thủ tục cấp chứng chỉ ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nhé!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay