Giữ quan hệ làm ăn

Lượt xem: 32,319

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Nhiều người tỏ ra hời hợt trong các mối quan hệ. Chỉ khi gặp rắc rối với đối tác kinh doanh, bạn hàng, nhà cung cấp hay đồng nghiệp, họ mới bắt đầu tìm nguyên nhân. Thật ra, khi bước vào thương trường giữ mối giao hảo với nhiều người chính là cách nắm cơ hội làm ăn.

Giữ quan hệ làm ăn

1. Tìm cách chia sẻ những điểm tương đồng khi có thể

Hầu hết chúng ta hay cố gắng gần gũi để tìm ra điểm chung giữa mình và đối tác. Rủi thay, mọi người thường có nhiều điểm khác biệt về chuyên môn, cá tính, kinh nghiệm, nguồn vốn... Điều này làm nên sự khác biệt lớn trong các ý tưởng.

Vì vậy, trước khi thỏa thuận chính thức điều gì, các đối tác phải xác định và làm rõ lập trường của nhau về mục tiêu công việc, dự kiến rủi ro. Từ đó, bàn bạc cách giải quyết vấn đề cho phù hợp với từng người.

Ngoài ra, cũng cần ghi nhận công bằng những đóng góp của mỗi bên cho mục đích chung. Đóng góp ấy không nhất thiết bằng tiền. Người này có thể góp cái mà người kia không có (sức khỏe, uy tín, chất xám hay ý tưởng sáng tạo...)

2. Dù thân tình vẫn phải có bản giao kết

Hãy ghi rõ trách nhiệm của mỗi bên đối với công việc: ai đảm nhiệm việc gì, mỗi bên đầu tư bao nhiêu, ai sẽ thu tiền, thủ tục kiểm soát ra sao... Tất cả các ghi chép này phục vụ cho ba mục đích: Hoạch định, ghi chép chứng từ và phòng ngừa những rủi ro về tranh chấp về sau.

Ngay cả khi đã có những thỏa thuận ban đầu trên giấy như vậy, tất cả công việc về sau cũng phải được tiếp tục thể hiện bằng văn bản.

3. Cách nói dối tốt nhất là nói thật đúng điều cần nói

Tất nhiên, trong quan hệ đối tác, hiếm khi xảy ra sự lừa đảo đến độ vi phạm pháp luật. Nhưng những điều giả dối nho nhỏ mới chính là những nguy cơ đối với quan hệ hợp tác.

Sự màu mè, một chút thiếu vô tư có thể phá hủy quan hệ làm ăn. Sự thất hứa hay chối bỏ ý kiến của đối tác sẽ làm tổn thương nhau.

Giả dối hay thiếu tin cậy vào đối tác sẽ có hại vì nó làm lỡ những cơ hội kinh doanh và làm thiệt hại lợi ích của bạn. Quan trọng hơn là bạn đánh mất uy tín của mình mà uy tín trong kinh doanh là một thương hiệu vững mạnh nhất không gì có thể so sánh được.

Vì sao? Bởi vì các quan hệ đối tác giúp bạn sử dụng hết khả năng nguồn lực bên trong và bên ngoài công ty. Một khi bạn hàng đã tin tưởng bạn, nếu có mối ngon, họ ưu tiên dành cho bạn.

Ngoài ra, đừng cố che giấu các tình huống khó khăn. Hãy chia sẻ để bạn làm ăn có thể cùng giải quyết mọi chuyện.

4. Giữ liên lạc thường xuyên với các đối tác

Đừng đợi đến lúc cần thiết mới liên lạc. Điều này sẽ làm mối quan hệ của bạn trở nên nhạt nhẽo và mang màu sắc thực dụng.

Hàng tuần, nên trò chuyện với nhau vài phút qua điện thoại. Đôi khi chỉ là hỏi thăm sức khỏe, gia đình hay chuyện linh tinh. Đó lại chính là chất keo kết dính các mối quan hệ.

Đặc biệt, hàng tháng nên sắp xếp để đi ăn tối hay cùng uống một tách trà để trò chuyện. Đôi khi, những phi vụ làm ăn lớn lại bất chợt nảy sinh từ đây.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay