Khi bạn có nhiều hơn một công việc

Lượt xem: 33,909

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bạn đã từng cân nhắc về chuyện nhận thêm một công việc thứ hai? Hay bạn đã và đang làm nhiều hơn một công việc?

Mọi người thường nhận thêm các công việc phụ vì nhiều lý do:

  • Một trong số đó, có lẽ bạn cần có thu nhập cao hơn hàng tháng.
  • Bạn muốn có cảm giác trọn vẹn tận dụng mọi thời gian trong cuộc sống.
  • Có thể bạn muốn bắt đầu kinh doanh riêng, hoặc quay trở lại trường học.
  • Hoặc cũng có thể do bạn thấy mình rơi vào tình huống bấp bênh, khi các công ty dần chuyển đổi sang áp dụng chế độ làm việc linh hoạt; doanh nghiệp đang cố thu hẹp quy mô để cắt giảm chi phí…

Trong bài viết này, hãy cùng CareerViet.vn khám phá những điều quan trọng cần lưu ý nếu bạn quyết định làm nhiều công việc cùng lúc, đồng thời tham khảo vài gợi ý để vượt qua thách thức tốt nhất bạn nhé!

“HỒ SƠ” VỀ NHỮNG NGƯỜI LÀM NHIỀU VIỆC

Theo Cục điều tra dân số (Mỹ) thì có từ 4,5% đến 6,2% lực lượng lao động đã giữ nhiều hơn một công việc kể từ năm 1970. Ở Anh, số người làm nhiều công việc có thể còn phổ biến hơn. Báo cáo độc lập cho biết, cứ 4 người thì sẽ có 1 người duy trì các “công việc tay trái” để tăng thêm thu nhập bên cạnh công việc chính. Những con số này dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030.

Cũng theo một báo cáo của Cục điều tra dân số (Mỹ), những người làm nhiều hơn một công việc được mô tả là:

  • Phụ nữ có khả năng làm nhiều công việc cùng lúc hơn nam giới.
  • Hầu hết những người đang làm nhiều việc chỉ có hai công việc cùng lúc.
  • Thông thường, một người sẽ có một công việc toàn thời gian và những việc còn lại là bán thời gian.
  • Thông thường, các công việc phụ sẽ trong cùng ngành nghề chuyên môn hoặc lĩnh vực với công việc chính.

KHÓ KHĂN VÀ LỢI ÍCH KHI BẠN CÓ NHIỀU HƠN MỘT CÔNG VIỆC

Trên thực tế phụ trách cùng lúc nhiều công việc khá phức tạp, nên bạn cần hết sức lưu ý và cần nhiều nỗ lực để vượt qua những trở ngại vốn có:

  • Bạn cần có kỹ năng quản lý thời gian tuyệt vời mới có thể làm tốt mọi công việc.
  • Hiệu suất của bạn trong tất cả các vai trò có thể bị ảnh hưởng nếu cứ liên tục làm việc quá nhiều giờ mỗi tuần. Và cuối cùng, bạn sẽ mệt mỏi đến mức không còn đủ sức lực và tinh thần để cố gắng cho công việc nào nữa.
  • Có lẽ rất khó để bạn có được một ngày nghỉ từ tất cả các vai trò cùng một lúc.
  • Đôi khi, công ty mà bạn đang làm toàn thời gian không cho phép bạn có thêm công việc thứ hai, hay làm công việc tự do trong cùng lĩnh vực hoặc thậm chí là một ngành không liên quan.

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, làm nhiều công việc cùng lúc có thể mở ra cho bạn vô vàn cơ hội. Sau đây là một số gợi ý để bạn tận dụng lợi thế của nó:

  • Đầu tiên, và rõ ràng nhất, bạn sẽ có cơ hội tăng thêm thu nhập đột biến. Đồng thời, nếu bạn có hai công việc riêng biệt (chẳng hạn như tư vấn) hoặc nhiều công việc bán thời gian), bạn sẽ an toàn hơn về mặt kinh tế và dư dả khả năng đáp ứng các nhu cầu tài chính so với chỉ làm một công việc. Ví dụ, nếu một công ty ngừng hoạt động thì bạn vẫn có tiền lương từ công ty thứ hai.
  • Làm hai công việc hoặc phụ trách hai vai trò có thể giúp bạn liên tục làm mới bản thân. Bạn sẽ được gặp gỡ những người mới, xử lý nhiều công việc khác nhau. Điều này giúp bạn ít buồn chán hoặc khó chịu quá mức với những vấn đề nhỏ xảy ra trong công việc hàng ngày (của bất kỳ bên nào).
  • Khi làm hai công việc, bạn sẽ có cơ hội mở mang kiến thức và làm giàu trải nghiệm. Vai trò này sẽ bổ trợ và cải thiện cho vai trò kia. Bạn còn học được nhóm kỹ năng mới và mở rộng mạng lưới mối quan hệ. Cả hai điều này đều giúp ích cho mục tiêu phát triển sự nghiệp của bạn vào lúc nào đó.
  • Đây là cách tuyệt vời để khởi nghiệp. Bạn có thể duy trì một số nguồn thu để nuôi sống bản thân và đầu tư cho hoạt động kinh doanh nhỏ nào đấy.
  • Có thể bạn sẽ phát hiện ra rằng công ty hiện tại khá thích và ủng hộ khi thấy bạn đa dạng, linh hoạt và làm tốt được nhiều vai trò. Nếu may mắn hơn nữa, bạn sẽ được công ty cho phép áp dụng lịch làm việc linh hoạt để dễ dàng hoàn thành kế hoạch đúng mục tiêu.

MỘT SỐ LỜI KHUYÊN ĐỂ LÀM TỐT NHIỀU VIỆC

  • Trước khi nhận thêm công việc thứ hai hoặc bắt đầu làm cộng tác viên tự do trong thời gian rảnh rỗi, hãy chắc chắn rằng mọi thứ vẫn phù hợp với các điều khoản trong hợp đồng lao động với công ty chính thức, và sếp của bạn không phiền lòng vì điều này. Chúng có thể không hợp lệ, ngay cả khi đó là công việc tình nguyện. Ngoài ra, bạn cần phải hiểu rõ về quyền sở hữu trí tuệ cũng như cẩn trọng với cam kết bảo mật trước khi bắt đầu.
  • Nếu cân nhắc làm thêm một công việc khác ngoài việc đang có, hãy tính đến phương án “thử nghiệm” trước. Bạn có thể xem xét hình thức làm miễn phí hoặc làm với mức phí thấp để tích luỹ kinh nghiệm và nhằm xác định công việc đó có khiến bạn thích thú hay phù hợp với lối sống của bạn, hoặc bạn có thể đảm đương tốt không.

  • Hãy cố gắng chọn một công việc thứ hai mà bạn thực sự quan tâm. Càng đam mê với những việc mình đang theo đuổi, lịch làm việc mỗi ngày sẽ càng nhẹ nhàng hơn.
  • Nếu có hai công việc trong cùng một công ty, hãy cố gắng tuân thủ lịch làm việc mỗi ngày. Điều này giúp bạn đáp ứng tốt mọi cuộc gọi điện thoại, những buổi họp hành và cả cách ứng phó với sự gián đoạn bất ngờ trong từng vai trò liên quan. Và nếu có thể, hãy thiết lập các tệp chữ ký riêng trong tài khoản email để biết "tôi đang đội chiếc mũ nào" khi bạn gửi các thông tin đến đồng nghiệp, đối tác, khách hàng.
  • Cần đảm bảo rằng bạn vẫn dành thời gian cho bản thân và gia đình, đặc biệt khi phải di chuyển giữa các nơi trong mỗi ngày làm việc. Nếu không chuẩn bị tốt, có thể bạn sẽ rơi vào hoàn cảnh phải ra khỏi nhà từ mờ sớm để đến một văn phòng và trở về nhà từ một văn phòng khác vào tối muộn để làm cho hết các công việc. Điều này sẽ dẫn bạn đến tình trạng kiệt sức, thậm chí cả nguy cơ làm hỏng sự gắn kết với gia đình.

Làm cùng lúc hai hoặc nhiều công việc, có thể phải trải qua không ít khó khăn, nhưng nó cũng sẽ mở ra vô số cơ hội. Quan trọng là bạn có kỹ năng quản lý tốt thời gian và cởi mở, thẳng thắn với những người thuê bạn làm việc về tình trạng thực sự của mình.

Hãy vận dụng các kỹ thuật và công nghệ để lên lịch trình cùng kế hoạch triển khai cụ thể các nhiệm vụ mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng cần được thư giãn trong quá trình chuyển đổi giữa các vai trò để giảm bớt áp lực căng thẳng khi làm nhiều việc. Ngoài ra, điều thực sự quan trọng nhất là bạn phải chắc chắn rằng mình luôn dành đủ thời gian để nghỉ ngơi và chăm sóc gia đình.

>>>> Xem thêm Việc tốt Lương cao

Nguồn hình: Freepik

Bài viết khác

Tìm hiểu PM là gì, vai trò, và kỹ năng cần có của một PM trong quản lý dự án. Cùng CareerViet tìm hiểu rõ về nghề PM và tiềm năng phát triển của nó. Xem ngay!

Xem thêm

ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh? Nhấn xem ngay bài viết để cùng tìm hiểu ATTN nghĩa là gì và cách sử dụng trong email nhé!

Xem thêm

Tìm hiểu cách dùng hàm SUMIFS trong Excel hiệu quả, những lỗi phổ biến thường gặp nhất và cách tối ưu hóa quá trình tính toán dữ liệu!

Xem thêm

FMCG là ngành gì và khám phá những xu hướng nổi bật và cơ hội nghề nghiệp đang nổi lên trong ngành FMCG!

Xem thêm

Mô hình SWOT dần trở nên phổ biến và được áp dụng trên hầu hết các lĩnh vực từ việc kinh doanh, marketing cho đến học tập và cách sống. Vậy SWOT là gì?

Xem thêm

Chứng chỉ xây dựng năng lực hạng 3 là gì? Hồ sơ và điều kiện cấp như thế nào? Thủ tục cấp chứng chỉ ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nhé!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay