Kỷ luật bản thân là gì? Nguyên tắc rèn luyện kỷ luật bản thân hiệu quả
Lượt xem: 25,244Trong cuộc sống chắc hẳn bạn biết rằng để thành công chắc chắn cần phải có tính kỷ luật bản thân. Rèn luyện tính kỷ luật là cả một quá trình, đòi hỏi phải có những nguyên tắc rèn luyện mỗi ngày mà không phải ai cũng có thể làm được. Để làm được điều này bạn phải đánh đổi những ham muốn nhất thời của bản thân và phải vượt qua những cám dỗ tức thì. Trong bài viết này CareerViet sẽ cùng bạn tìm hiểu các nguyên tắc rèn luyện tính kỷ luật của bản thân để tạo cơ hội thành công trong công việc.
Kỷ luật bản thân là gì?
Kỷ luật bản thân là khả năng quản lý sức mạnh của bản thân vượt qua những cám dỗ, sở thích cá nhân của bản thân, điều khiển, kiểm soát hành vi của mình để đạt tới mục tiêu đã đặt ra. Đây là cách buộc bản thân phải tuân theo những quy tắc đã được xác định trước, bỏ lại sự nuông chiều bản thân vì mục tiêu lâu dài.
Có 2 đặc điểm dễ nhận thấy của rèn luyện bản thân là chống lại những sở thích, ham muốn nuông chiều bản thân và luôn kiên trì thực hiện mục tiêu đã đặt ra. Do đó một hành động tự phát tại một thời điểm không được xem là kỷ luật bản thân. Việc tuân thủ kỷ luật cho bản thân sẽ mang lại nhiều giá trị to lớn cho cuộc sống, công việc và sự nghiệp của mỗi người.
Kiểm soát hành vi của mình trước những cám dỗ để hoàn thành mục tiêu (Nguồn: Internet)
>>> Xem thêm:
Tư duy phản biện thêm xịn nhờ 3 thói quen
Bị đồng nghiệp lười đẩy việc - hành động ngay
Vì sao phải có tính kỷ luật bản thân trong công việc?
Trong cuộc sống nếu bạn từ bỏ cái này bạn sẽ nhận lại cái khác và kỷ luật của bản thân cũng vậy, bạn từ bỏ đi những thói quen, sở thích xấu thì bạn sẽ nhận lại được những giá trị tốt đẹp khác. Đặc biệt trong công việc đòi hỏi bạn phải có tính kỷ luật cao, nó sẽ giúp cho bạn:
- Thành công sớm: Có được tính kỷ luật bản thân tốt bạn sẽ quản lý được thời gian, công việc và sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu đã đặt ra sớm. Rõ ràng không ai thành công mà ở họ không có tính kỷ luật cả.
- Xây dựng hình ảnh uy tín và được sự tin tưởng của mọi người: Công việc không chờ đợi kẻ lười biếng, nhất là những việc quan trọng, nếu lười biếng bạn sẽ làm chậm trễ tiến độ công việc, gây ảnh hưởng hiệu suất làm việc. Nếu không có tính kỷ luật bạn sẽ chẳng nhận được sự tin tưởng từ sếp và đồng nghiệp hay bất cứ ai trong cuộc sống.
- Nâng cao năng suất làm việc: Kiểm soát được sự cám dỗ sao nhãng, phân tâm tập trung cao độ vào công việc sẽ làm tăng năng suất hiệu quả làm việc đáng kể.
- Phát triển khả năng quản lý tốt hơn: Nhờ vào tính kỷ luật mà bạn sẽ có cách quản lý thời gian tốt hơn, ưu tiên làm việc và tổ chức sắp xếp công việc có hiệu quả hơn.
Người có tính kỷ luật được người khác tin tưởng và dễ thành công trong công việc (Nguồn: Internet)
Lời khuyên vàng về kỷ luật bản thân để thành công trong công việc
Khi đã biết được kỷ luật bản thân là gì, bạn cũng cần phải nắm được “chìa khóa” để có thể đạt rèn luyện kỷ luật bản thân. Dưới đây là một số bí quyết, CareerViet chia sẻ đến bạn:
Xác định mục tiêu công việc
Người có tính kỷ luật luôn luôn có mục tiêu công việc cụ thể, rõ ràng. Họ biết mình muốn làm gì và thực hiện điều đó như thế nào. Và để đạt được mục tiêu công việc đó họ luôn nỗ lực thực hiện từng công việc nhỏ hàng ngày để đạt được mục tiêu lớn.
Xây dựng kế hoạch cho từng bước
Sau khi đã xác định được mục tiêu công việc mà mình mong muốn hướng tới, bước tiếp theo chắc chắn bạn cần có kế hoạch thực hiện cụ thể. Xây dựng kế hoạch sẽ giúp cho bạn biết được công việc nào quan trọng cần thực hiện trước, công việc nào cần thực hiện sau với thời gian cụ thể. Việc xây dựng kế hoạch còn giúp cho bạn quản lý được thời gian làm việc của mình, tránh trì trệ, trễ tiến độ.
Tập tạo thói quen, rèn tính kỷ luật bản thân
Một trong những khó khăn lớn nhất của việc rèn luyện kỷ luật bản thân đó là tính trì hoãn. Một khi trì hoãn sẽ làm cho ý chí, đam mê của bạn bị giảm sút và dần dần biến mất. Do đó bạn cần phải tạo lập tính kiên trì và sự quyết tâm cao độ ngay từ đầu. Để xây dựng tính kỷ luật cho bản thân, bạn hãy viết ra các mục tiêu cần làm mỗi ngày và cố gắng duy trì chúng. Dần dần sẽ tập thành thói quen làm việc, vượt qua những cám dỗ, sở thích, tính trì trệ của bản thân. Với sự kiên trì luyện tập mỗi ngày chắc chắn bạn sẽ vượt qua được vùng an toàn của mình mỗi ngày.
Nhắc nhở bản thân, lập cam kết
Việc lập ra những cam kết có thể giúp bạn thêm động lực để hành động. Ví dụ như bạn lập cam kết cho việc thực hiện giảm cân trong một tuần phải giảm được bao nhiêu kg. Chỉ có việc lập ra cam kết như vậy mới có thể rèn luyện tính kỷ luật của bản thân, thôi thúc, nhắc nhở bạn phải thực hiện để hoàn thành mục tiêu.
Tập trung làm việc theo nguyên tắc Pomodoro
Nguyên tắc Pomodoro là phân chia thời gian làm việc hợp lý, hiệu quả. Khả năng của mỗi người đều có giới hạn, khó ai có thể làm tất cả các công việc vượt quá giới hạn của bản thân, mỗi người chỉ có thể hoàn thành tốt một số việc nhất định trong khả năng của mình. Cho dù bạn đang rèn tính kỷ luật bản thân đi chăng nữa cũng không nên nhận quá nhiều việc cùng một lúc, điều này có thể làm đánh mất sự kiên nhẫn, tính kỷ luật của chính bạn.
Thực hiện rèn tính kỷ luật theo nguyên tắc Pomodoro sẽ giúp bạn chia nhỏ khối lượng công việc với quỹ thời gian hợp lý, tránh làm quá nhiều việc nhưng không đạt hiệu quả cao.
>>> Xem thêm:
Có "bạn" thực lòng nơi công sở - bạn làm được
Những kỹ năng quan trọng nhất của 1 ứng viên giỏi
Cân bằng công việc và nghỉ ngơi
Rèn tính kỷ luật sẽ chẳng có giá trị gì nếu bạn cố gắng quá sức và làm ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân. Nếu bạn quá cố gắng để bản thân mình vượt quá giới hạn trong một khoảng thời gian ngắn có thể bạn sẽ kiệt sức và chẳng thể tiếp tục trong thời gian tiếp theo. Do đó bạn hãy đảm bảo cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi hợp lý để bạn tái tạo năng lượng, hồi phục sức khỏe thì mới có thể tiếp tục quá trình rèn luyện tính kỷ luật cho bản thân.
Tránh xa những cám dỗ
Ai cũng có những sở thích cá nhân riêng và đôi khi những sở thích đó chính là nguyên nhân khiến bạn phá vỡ nguyên tắc khi xây dựng tính kỷ luật cho mình. Hơn thế nữa, ngoài xã hội có vô vàn những cám dỗ như chơi game, tụ tập bạn bè,… khiến bạn dễ dàng bị lôi kéo mà quên đi thời gian. Vì thế bạn phải đủ mạnh mẽ, kiên trì để vượt qua những cám dỗ đó.
Tránh xa những cám dỗ để rèn luyện tính kỷ luật cho bản thân (Nguồn: Internet)
5 tựa sách nên đọc về Kỷ luật bản thân trong công việc
Bên cạnh những nguyên tắc rèn luyện kỷ luật bản thân thì những lời động viên tinh thần sẽ là động lực to lớn để tiếp thêm động lực để bạn thêm quyết tâm rèn luyện. CareerViet xin giới thiệu đến bạn một số tựa sách về kỷ luật bản thân trong công việc để bạn có thể thực hiện tốt hơn.
-
Tựa sách Kỷ Luật Tự Giác Thói Quen Của Người Thành Công (Tác giả: Brian Tracy)
-
Tựa sách Kỷ Luật Tự Thân 5 Hệ Thống Phá Bỏ Sự Vô Tổ Chức, Làm Chủ Cuộc Sống (Tác giả: Kris)
-
Tựa sách Kỷ Luật Bản Thân: Thói Quen Của Kẻ Mạnh (Tác Giả: Brian Tracy)
-
Tựa sách Gieo Thói Quen Nhỏ Gặt Thành Công Lớn (Tác giả: Stephen Guise)
-
Tựa sách Kỷ Luật Bản Thân Nền Tảng Cho Thành Công (Tác giả: Patrick Forsyth)
Sách hay Kỷ Luật Tự Giác Thói Quen Của Người Thành Công (Nguồn: Internet)
>>> Xem thêm:
10 kỹ năng nghề nghiệp cần thiết
6 cách nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề
Bên trên là những chia sẻ của CareerViet về tầm quan trọng của tính kỷ luật trong công việc. Hy vọng các bạn đã biết kỷ luật bản thân là gì và nhận thấy được những giá trị to lớn mà nó mang lại cho sự nghiệp và cuộc sống. Nếu bạn đang tìm kiếm công việc để thực hiện ước mơ cho sự nghiệp, đừng chần chừ hãy truy cập CareerViet.vn ngay bây giờ nhé.