Kỹ năng Networking

Lượt xem: 19,557

Xây dựng quan hệ và cơ hội thành công (Jossey-Bass, 2000), bằng cách tìm kiếm những nét đặc trưng trong các mối quan hệ và liên hệ của mình, bạn có nhận ra được người cộng tác trong “mạng lưới toàn cầu” của mình, những người mà bạn có thể phát triển mối liên hệ với họ.

Kỹ năng Networking

Xem thêm:

6 cách nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề

Trừ khi bạn tự bó chân mình ở một nơi nào đó như Montana chẳng hạn, mỗi ngày thường thì bạn sẽ gặp thêm nhiều người mới, hoặc chí ít thì cũng là mỗi tuần. Khi bạn gặp họ, bạn tiếp cận và tự đánh giá được là họ có thể giúp bạn đạt được mục tiêu cá nhân hay nghề nghiệp của mình hay không. Nghe thì có vẻ tính toán nhưng theo Melissa Giovagnoli và Jocelyn Carter-Miller, tác giả của cuốn Mạng lưới toàn cầu: Xây dựng quan hệ và cơ hội thành công (Jossey-Bass, 2000), bằng cách tìm kiếm những nét đặc trưng trong các mối quan hệ và liên hệ của mình, bạn có nhận ra được người cộng tác trong “mạng lưới toàn cầu” của mình, những người mà bạn có thể phát triển mối liên hệ với họ. Dưới đây là những đức tính mà tác giả cho rằng bạn nên tự tạo ra trong con người mình đồng thời cùng lúc cố tìm ra ở người khác.

1. Biết hợp tác

Họ là những người biết chia sẻ với thành công của bạn đồng thời cũng biết lắng nghe, chia sẻ mỗi khi bạn gặp khó khăn.

2. Thường xuyên giữ liên lạc

Trái với những “cơ hội”, những kẻ mà tác giả đưa vào loại mà chỉ gọi cho bạn khi họ cần một cái gì đó, “mắt xích toàn cầu”của bạn là những người gọi đến bạn mặc dù chằng có gì xảy ra. Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì kỹ năng trên đây là tối quan trọng đối với người làm buôn bán, những người mà thường xuyên liên hệ và cần có những mối quan hệ. Hãy liên tục thông báo cho mọi người việc làm của bạn và động viên bạn lam những việc tương tự.

3. Đáng tin cậy và có trách nhiệm

Hãy tìm những người đáp ứng lại những yêu cầu của bạn và thực hiện nó thực sự - đó là những người thực sự có trách nhiệm và không thường đưa ra những lời xin lỗi hay bào chữa cho việc không giữ lời hứa của mình.

4. Có ảnh hưởng

Những người có ảnh hưởng thường là những người giàu có, có tiếng tăm hay địa vị, nhưng họ cũng có thể là người có thể làm được việc và thuyết phục người khác làm theo hoặc cho họ.

5. Có tri thức, hiểu biết

Không đơn thuần chỉ là tích chữ thông tin, người có chi thức, hiểu biết là người có kinh nghiệm mà họ có thể sử dụng để giúp người khác khi họ đối mặt với những khó khăn tương tự.

6. Là người biết lắng nghe tích cực

Đặc điểm này rất hiếm thấy cũng như là khó có thể đánh giá đúng. Những người biết lắng nghe tích cực thường nghe và hiểu, có những biểu lộ cảm xúc thực sự, hiểu được hy vọng, nỗi sợ hãi hay giấc mơ đằng sau những lời nói ngôn từ. Sau đó, họ có thể có những phản hồi biểu thị được sự thấu hiểu của họ.

7. Biết thông cảm

Sự thông cảm ở một “mắt xích toàn cầu” là sự quan tâm đến người khác ngay cả khi không có chuyện gì xảy ra cả. Nó cho thấy là bạn hiểu những gì một người đang phải trải trải qua chứ không đơn thuần là nghe những mô tả chung chung về nó.

8. Biết đánh giá

Những việc nhỏ bao giờ cũng rất có ý nghĩa. Một tờ giấy nhỏ bày tỏ sự cảm ơn, email qua lại, một vài món quà nhỏ thể hiện sự kính trọng của bạn – đó là những đức tính mà những người biết đánh giá bày tỏ thực sự có. Sự biết ơn thể hiện cảm xúc là hành động của một người nào đó là có ý nghĩa và giá trị.

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất: 

Tìm việc làm | Huawei tuyển dụng | Doctor Anywhere tuyển dụng | KDI Holdings tuyển dụng | tuyển dụng kế toán nha trang | kiểm toán nhà nước tuyển dụng | kia tuyển dụng | tuyển dụng kiến trúc sư đà nẵng | tuyển nhân viên giao hàng bằng xe máy tphcm

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay