Mentor Là Gì? Phẩm Chất Cần Thiết Để Trở Thành Mentor Giỏi
Lượt xem: 14,813Giai đoạn gần đây, trào lưu khởi nghiệp đang diễn ra khá rầm rộ và được nhiều người quan tâm hưởng ứng đặc biệt là giới trẻ. Đi kèm với trào lưu là sự xuất hiện các thuật ngữ như mentor, mentee,… được nhắc đến khá nhiều. Vậy mentor là gì? Công việc của mentor là làm gì? Khi nào chúng ta cần một mentor? Một mentor cần có những kỹ năng và phẩm chất nào? Nếu bạn đang tìm hiểu và có những thắc mắc về mentor cần người giải đáp, CareerViet sẽ trả lời chi tiết về mentor ngay bài viết sau đây.
Mentor là gì? (Nguồn: Internet)
Mentor Là Gì? Khi nào bạn cần một mentor?
Để hiểu rõ mentor là gì trước hết bạn cần hiểu về mentoring. Mentoring là những hành động liên quan đến sự giúp đỡ và hướng dẫn người khác nhằm hỗ trợ họ phát triển, chủ yếu là phát triển về sự nghiệp. Trong doanh nghiệp mentoring thường là mối quan hệ hoạt động của cấp trên và cấp dưới.
Theo đó mentor là người hướng dẫn đưa ra các định hướng chung nhằm giới thiệu các cơ hội, hỗ trợ, chia sẻ các kiến thức cho các mentee - người được hướng dẫn. Như vậy, nếu bạn đang trong giai đoạn định hướng khởi nghiệp, cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ để có hướng đi thành công thì lúc này bạn nên cần một mentor.
Xem thêm: Điều các bạn trẻ cần lưu ý khi tìm việc
Mentor cố vấn phát triển sự nghiệp kinh doanh (Nguồn: Internet)
Mô tả công việc của một mentor
Sau khi đã hiểu mentor là gì, tiếp theo là công việc của một mentor mà bạn cần biết:
- Đặt mối quan hệ giữa hai người cụ thể lên trên mối quan hệ mang tính cố vấn: Để mentoring thành công thì cần có một quan hệ gần gũi, thấu hiểu giữa mentor và mentee. Mối quan hệ này được xây dựng dựa trên giá trị của mentor. Quan hệ mentor và mentee sẽ không đạt được hiệu quả nếu thiếu điều kiện này. Nếu như bạn đang có mentor nhưng giá trị giữa bạn và họ khác nhau thì việc hợp tác với nhau sẽ rất khó vì quan điểm không phù hợp với nhau.
- Tập trung vào tính cách hơn là những yếu tố khả năng: Điều này có nghĩa là trong hoạt động mentoring, các mentor có vai trò quan trọng giúp cho việc hình thành tính cách, nhận thức, giá trị của bản thân để giúp bạn thành công. Một mentor giỏi luôn hiểu rằng chỉ khi bạn có phẩm chất tốt và phù hợp thì mới có thể nâng giá trị của bạn lên tầm cao mới. Chính giá trị thực sự của bạn mới giúp bạn thành công chứ không phải chỉ dựa vào khả năng hay kỹ thuật.
- Nói về sự lạc quan, im lặng với những ngờ vực: Một mentor giỏi sẽ là người truyền nguồn năng lượng tích cực cho mentee. Bạn sẽ nhận thấy họ là người luôn giữ được sự lạc quan của mình để truyền cảm hứng, lan tỏa điều tích cực đến với người được hướng dẫn. Với nguồn năng lượng lạc quan như thế thì các vấn đề sẽ được tiến triển tốt hơn.
Xem thêm: Phúc lợi ý nghĩa nào dành cho nhân viên lâu năm?
Công việc của mentor là đem lại cảm hứng và định hướng cho mentee (Nguồn: Internet)
Phẩm chất cần có của một mentor
Để trở thành một người hướng dẫn giỏi, ngoài những yêu cầu về trình độ thì cần phải có những kỹ năng và phẩm chất sau:
- Thích được giúp đỡ người khác: Đây không phải là yếu tố bắt buộc nhưng nó sẽ là chìa khóa khởi đầu con đường mentoring chuyên nghiệp.
- Có kinh nghiệm thực tế: Vì bạn là một mentor cố vấn, hướng dẫn định hướng do đó bạn phải có kinh nghiệm và hiểu biết ở nhiều lĩnh vực. Từ đó mới có thể chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra các lời khuyên hữu ích cho người cần hỗ trợ.
- Kỹ năng xây dựng mối quan hệ, tính cởi mở, chân thành: Đây là kỹ năng quan trọng mà một mentor cần phải có. Để có thể dễ dàng trao đổi và đồng hành cùng nhau thì mentor cần phải có sự cởi mở, tính cách chân thành để tạo mối quan hệ liên kết với nhau một cách gắn bó, thấu hiểu nhau.
- Có chung mục tiêu: Cùng một mục tiêu thì khả năng thành công của người được tư vấn sẽ cao hơn. Các mentee sẽ rút ngắn được thời gian tiếp cận mục tiêu từ đó tối đa hóa hiệu suất làm việc, làm tăng khả năng thành công.
- Sự tin tưởng: Đây là yếu tố quan trọng cần thiết của một mentor. Họ phải có niềm tin về khả năng vào người mà họ đang thực hiện hướng dẫn. Một khi có sự tin tưởng thì mentor sẽ thể hiện hết năng lực của mình vào mentee và thành công sẽ dễ dàng hơn.
Xem thêm: 7 bài học Tổng thống “doanh nhân” Donald Trump dành cho các nhà quản lý
Tin tưởng và thích giúp đỡ người khác là phẩm cần có ở mentor (Nguồn: Internet)
Phát triển văn hoá mentoring trong kinh doanh
Một cộng đồng phát triển mạnh đòi hỏi có sự liên kết và tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các tổ chức, cá nhân. Mentoring chính là một văn hóa giúp phát triển một cộng đồng có tính tương trợ cao, sẵn sàng chia sẻ và hỗ trợ kiến thức cho nhau.
Trong kinh doanh không chỉ có sự cạnh tranh mà cần thiết còn đòi hỏi sự tương trợ, hỗ trợ lẫn nhau. Trên thực tế, một chủ doanh nghiệp cần phải có kỹ năng và tầm nhìn của một lãnh đạo và mentoring chính là hoạt động tạo nên tầm ảnh hưởng của người lãnh đạo.
Xem thêm:
Phát triển văn hóa mentor trong kinh doanh nhằm tạo cộng đồng phát triển mạnh (Nguồn: Internet)
Những mô hình mentoring trong doanh nghiệp
-
Mentoring 1:1
Mentoring 1:1 là loại hình truyền thống và phổ biến nhất trong kinh doanh mà chúng ta cần quan tâm đầu tiên. Chỉ một mentor và một mentee tham gia vào quá trình cố vấn với nhau.
Đây là loại hình hợp tác giúp cả hai bên dễ dàng phát triển nhiều mối quan hệ cá nhân với sự hỗ trợ của mentor. Điểm hạn chế của mô hình này là giới hạn số lượng những người cố vấn có khả năng và trình độ cao để hỗ trợ người được cố vấn.
-
Mentoring dựa trên nguồn lực
Mô hình mentoring dựa trên nguồn nhân lực khá giống với mentoring 1:1. Điểm khác biệt ở đây là mentor và người được cố vấn không được phỏng vấn và ghép cặp bởi người quản lý chương trình mentoring. Lúc này mentor sẽ đồng ý đưa thông tin của mình vào danh sách những người cố vấn và do mentee lựa chọn. Lúc này mentee sẽ là người tự lên kế hoạch và đề nghị mentor hỗ trợ.
Mô hình này có mục tiêu chính là huy động nguồn lực với tinh thần tự nguyện của mentor và mentee. Vì thế đây cũng là điểm hạn chế về trình độ của mentor và mentee của mô hình này.
-
Mentoring theo nhóm
Đây là mô hình mà một mentor sẽ làm việc với nhóm từ 4-6 mentee cùng một lúc. Sự kết nối giữa cố vấn có chuyên môn cao và học hỏi được nhiều kiến thức từ những người trong nhóm là điểm mạnh của mô hình mentoring này. Tuy nhiên mô hình này cũng có hạn chế là thời gian gặp gỡ, tiếp xúc giữa mentor và các thành viên không nhiều, thông thường diễn ra từ 1-2 lần/tháng.
-
Mentoring dựa trên đào tạo
Mô hình mentoring này sẽ gắn liền với một chương trình đào tạo. Một mentor sẽ làm việc trực tiếp với một mentee giúp mentee phát triển một kỹ năng nghề nghiệp cụ thể được đào tạo theo chương trình. Mentoring theo mô hình này khó áp dụng vì nó tập trung chủ yếu vào một môn học cụ thể do đó không giúp mentee phát triển toàn diện các kỹ năng.
-
Mentoring cho cấp quản lý / điều hành
Mô hình mentoring cho cấp quản lý, điều hành mang tính áp đặt từ trên xuống. Tuy nhiên, mô hình này lại khá hiệu quả để xây dựng văn hóa mentoring trong tổ chức. Cách này sẽ giúp phát triển kỹ năng thực tế và các kiến thức về mentoring trong tổ chức nhanh nhất.
Xem thêm:
Mô hình mentoring trong doanh nghiệp (Nguồn: Internet)
Những câu hỏi thường gặp về mentor
Mentoring khác gì với coaching?
Mentoring và coaching rất dễ bị nhầm lẫn vì chúng có những điểm tương đồng cơ bản về lợi ích đem lại như: Phương pháp học tập hiệu quả, tăng sự gắn kết giữa các nhân viên, cải thiện hiệu suất công việc,… Coaching là việc huấn luyện để có được kỹ năng hay kiến thức cụ thể. Người có chuyên môn đào tạo nội bộ sẽ cam kết với cá nhân họ làm việc sẽ đem lại những kiến thức, kỹ năng nhất định cho họ. Còn mentoring thì lại tập trung vào phát triển sự nghiệp cá nhân.
Tìm mentor ở đâu?
Bất kỳ ai có kinh nghiệm và sự hiểu biết nhất định cùng với mong muốn được chia sẻ cho người khác trong lĩnh vực nào đó đều có thể trở thành mentor. Mentor có thể ở trong trường học, trong doanh nghiệp, trong các mối quan hệ trong cuộc sống,… Trong doanh nghiệp, nếu bạn cần một mentor thì có thể xây dựng bằng cách trao đổi, trò chuyện với cấp trên hay đồng nghiệp để tìm kiếm mối quan hệ mentoring.
Peer mentor là gì?
Peer mentor được hiểu là cố vấn ngang hàng, là những đồng nghiệp sẽ tư vấn cho bạn. Ví dụ khi bạn làm việc ở công ty mới thì peer mentor sẽ trò chuyện, chia sẻ và chỉ dạy bạn về công việc. Họ là người sẽ thường xuyên tương tác với bạn nhất trong công việc và những khi giải lao.
Xem thêm: Nâng cao chất nguồn nhân lực
Hy vọng CareerViet đã đem đến các giải đáp hữu ích cho câu hỏi mentor là gì và giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của một mentor. Đồng thời giúp cho các bạn có những định hướng phù hợp với mình hơn trong vai trò là một mentor hoặc mentee. Để tìm cho mình một mentor phù hợp trước hết bạn cần định hướng việc làm của mình để trau dồi các kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp cho bản thân. Hãy nhanh tay truy cập CareerViet.vn để săn đón các cơ hội việc làm hàng đầu trong các lĩnh vực. Để xây dựng cho mình một lộ trình thăng tiến trở thành mentor/ mentee trong tương lai, bạn có thể tham khảo CareerMap.vn. Đừng quên truy cập blog CareerViet mỗi ngày để đón nhận nhiều thông tin nghề nghiệp hữu ích nhé.