Nghi thức xã giao công sở: Nên và không nên

Lượt xem: 34,567

Có nhiều người rất bỡ ngỡ, không biết phải cư xử thế nào cho đúng khi bắt đầu bước vào môi trường làm việc, một nơi hoàn toàn mới lạ cho những ai vừa mới đi làm. Thì dưới đây là những cách thức xã giao thông thường, những điều nên và không nên để chúng ta học hỏi.

 

Không:

Không được mang các chủ đề như tôn giáo và chính trị vào các cuộc hội thảo để tranh luận.

Không được than phiền hay có những ý kiến tiêu cực.

Không dùng những từ ngữ thô thiển hay tiếng lóng.

Không ngắt lời mọi người trong lúc họ đang nói.

Không xâm phạm nơi làm việc cũng như những đồ dùng cá nhân của họ.

Không đi làm trễ. Gọi điện báo trước nếu bất đắc dĩ phải đến công ty muộn.

Cân nhắc đến việc đi muộn và có thể định lại thời gian biểu cho phù hợp với công việc của bạn để khỏi bị sa thải.

Đừng bàn tán chuyện riêng về vấn đề tình yêu, về các bữa tiệc, về các khu vui chơi giải trí… ở nơi làm việc.

Đừng tin vào những điều không đúng sự thật, nhận thức rõ điều đó. Nếu bạn là một nhân viên mới gia nhập, bạn cần phải biết hòa hợp với môi trường làm việc và cải thiện bản thân trước khi bạn chịu nhiều trách nhiệm hơn trong công việc.

Đừng nói chuyện riêng qua điện thoại trong lúc làm việc.

 

Nên:

Kính trọng cấp trên nhưng đừng dễ bị sai khiến và e sợ. Tôn trọng mọi người ở mọi vị trí, không cần phân biệt họ làm gì, ở chức vụ nào, có con ông cháu cha hay không?

Thể hiện cá tính riêng của bạn. Không được phàn nàn và nhiều chuyện, luôn vui vẻ, xây dựng ý kiến, đưa ra cách giải quyết vấn đề của riêng bạn cho mọi người cùng góp ý kiến.

Lắng nghe: Khi bạn nói với mọi người thỉnh thoảng hãy nhìn thẳng vào mắt họ. Thể hiện sự quan tâm với người khác bằng việc chăm chú lắng nghe, sử dụng những câu hỏi bỏ ngỏ và tán thành những gì bạn nghe từ họ.

Thân thiện và hợp tác.

Cách ăn mặc cũng rất quan trọng để đem đến sự thành công. Ăn mặc gọn gàng, thích hợp với môi trường làm việc. Quan sát cách ăn mặc chung của các thành viên khác và ăn mặc theo họ.

Chú ý đến ngôn ngữ. Học hỏi những biệt ngữ văn phòng. Hạn chế việc sử dụng những từ ngữ thô tục và tiếng lóng. Tập trung vào việc làm sáng tỏ bản thân trong cả hai ngôn ngữ giao tiếp bằng lời nói và bằng giấy.

Mềm dẻo để học hỏi những kỹ năng mới.

Ngay khi bạn không trực tiếp được giao nhiệm vụ làm việc, thì hãy chủ động giúp đỡ người khác mọi lúc khi họ cần.

Để cho sếp của bạn nhìn thấy được những việc làm tốt của bạn, về sự hoàn thành tốt trách nhiệm công việc được giao. Hãy hỏi sếp “Làm thế nào để tôi có thể cải thiện nó tốt hơn?” Hãy chắc chắn những thành viên khác cũng nhìn thấy được những thành tích của bạn nhưng không được khoe khoang.

Thực hiện đúng những qui tắc của tổ chức.

Nếu bạn không biết điều gì thì hãy hỏi. Kiên nhẫn chờ đợi những câu trả lời từ họ.

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Việc làm Trà Vinh

Tuyển nhân viên kinh doanh

Việc làm Bình Tân

Bài viết khác

Tìm hiểu PM là gì, vai trò, và kỹ năng cần có của một PM trong quản lý dự án. Cùng CareerViet tìm hiểu rõ về nghề PM và tiềm năng phát triển của nó. Xem ngay!

Xem thêm

ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh? Nhấn xem ngay bài viết để cùng tìm hiểu ATTN nghĩa là gì và cách sử dụng trong email nhé!

Xem thêm

Tìm hiểu cách dùng hàm SUMIFS trong Excel hiệu quả, những lỗi phổ biến thường gặp nhất và cách tối ưu hóa quá trình tính toán dữ liệu!

Xem thêm

FMCG là ngành gì và khám phá những xu hướng nổi bật và cơ hội nghề nghiệp đang nổi lên trong ngành FMCG!

Xem thêm

Mô hình SWOT dần trở nên phổ biến và được áp dụng trên hầu hết các lĩnh vực từ việc kinh doanh, marketing cho đến học tập và cách sống. Vậy SWOT là gì?

Xem thêm

Chứng chỉ xây dựng năng lực hạng 3 là gì? Hồ sơ và điều kiện cấp như thế nào? Thủ tục cấp chứng chỉ ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nhé!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay