Nhật ký stress: Xác định nguồn gốc của stress

Lượt xem: 14,354

 

Ý tưởng đằng sau nhật ký stress là dựa trên qui tắc thường xuyên, bạn ghi chép lại thông tin về tình trạng stress bạn đang gặp phải để phân tích và kiểm soát chúng. Điều này hết sức quan trọng, bởi vì triệu chứng stress nhẹ nhàng xâm nhập và thoát khỏi đầu óc chúng ta mà không xác định được nguyên nhân rõ ràng.

Bên cạnh việc giúp bạn nắm bắt và phân tích những nguyên nhân thông thường nhất của tình trạng căng thẳng trong cuộc sống, nhật ký stress còn giúp bạn hiểu:

- Nguyên nhân sâu xa của stress.

- Mức độ stress tại đó bạn làm việc hiệu quả nhất.

Cách bạn phản ứng với stress dù có hợp lí và hữu ích hay không thì Nhật ký stress cũng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng để kiểm soát tình trạng này.

Sử dụng công cụ này như thế nào?

Nhật ký stress rất có ích và chúng tập hợp thông tin đều đặn và thường xuyên trong một khoảng thời gian. Điều này giúp bạn tách những stress thông thường với những stress chỉ thỉnh thoảng xảy ra. Nhờ đó bạn có thể lập nên một khuôn mẫu để phân tích và rút ra những thông tin cần thiết.

Bạn cần phải thường xuyên cập nhật thông tin cho nhật ký (chẳng hạn là mỗi giờ). Nếu bạn không thể nhớ thì hãy đặt đồng hồ để tự nhắc nhở.

Bạn cũng phải ghi nhật ký sau mỗi sự kiện đủ làm bạn căng thẳng. Mỗi lần ghi chép phải đảm bảo đầy đủ những thông tin sau:

- Ngày và giờ ghi.

- Tâm trạng hiện giờ của bạn, đánh giá thật chủ quan với thang điểm từ -10; (ứng với tâm trạng buồn nhất) đến +10 (ứng với tâm trạng vui vẻ nhất).

- Hiệu quả làm việc hiện tại của bạn, cũng đánh giá chủ quan với thang điểm 0-10 (điểm 0 cho thấy hoàn toàn không hiệu quả, điểm 10 cho thấy hiệu quả cao nhất mà bạn đạt được)

- Tình trạng căng thẳng của bạn, cũng với thang điểm 0-10. Tương tự như trên điểm 0 biểu hiện cho tình trạng thoải mái nhất, và điểm 10 biểu hiện cho tình trạng căng thẳng nhất mà bạn đã trải qua.

- Sự việc khiến bạn căng thẳng nhất gần đây.

- Triệu chứng biểu hiện (ví dụ cảm giác bồn chồn không yên, nóng giận, nhức đầu, tim đập mạnh, ra mồ hôi tay...).

- Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này (cố gắng ghi thật trung thực và khách quan).

- Bạn vượt qua tình trạng này như thế nào? Phản ứng của bạn có giúp giải quyết vấn đề hay lại như đổ thêm dầu vào lửa?

Bạn sẽ thấy lợi ích của nhật ký trong một vài tuần đầu. Sau đó lợi ích sẽ giảm xuống mỗi ngày. Dù sao trong tương lai nếu nếp sống của bạn thay đổi hoặc bạn lại chịu đựng căng thẳng, sử dụng lại nhật ký sẽ rất có ích. Bạn sẽ thấy những áp lực bạn gặp phải đã thay đổi. Nếu rơi vào tình trạng này, ghi chép lại nhật ký sẽ giúp bạn phát triển một phương pháp tiếp cận khác để giải quyết vấn đề.

Phân tích nhật ký vào cuối giai đoạn: Bạn hãy phân tích nhật ký theo cách sau:

- Xem những loại stress bạn gặp trong quá trình ghi nhật ký. Liệt kê những loại stress bạn thường xuyên gặp phải theo thứ tự từ cao đến thấp.

- Chuẩn bị một danh sách thứ hai với những tình trạng stress gây khó chịu nhất, cũng theo thứ tự từ cao đến thấp.

- Nhìn lại những danh sách này. Những stress đứng đầu là những stress quan trọng mà bạn cần học cách kiểm soát. Bạn cần xem xét kĩ những loại stress này, nhìn vào nguyên nhân cơ bản của chúng cũng như đánh giá cách thức vượt qua chúng của bạn. Những điều này có cho thấy những mặt bạn giải quyết stress chưa được triệt để và bạn có thể cải thiện kĩ năng kiểm soát stress không? Nếu có hãy ghi ra.

Cũng đừng quên so sánh những điểm số mà bạn đã chấm cho "tâm trạng", "hiệu quả làm việc" với điểm số của "mức độ stress". Bạn có thể khám phá ra một số điều chẳng hạn như bạn làm việc hiệu quả nhất khi bạn bị áp lực vừa phải.

- Tìm trong nhật ký những tình huống khiến bạn stress và liệt kê chúng ra.

- Xem xét cảm giác của bạn khi bị stress, xem thử nó ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu quả làm việc của bạn như thế nào để có thể hiểu thái độ ứng xử và suy nghĩ của bạn.

Sau khi phân tích nhật ký, bạn cần hiểu thấu đáo những nguyên nhân thông thường và chủ yếu của chứng stress trong cuộc sống. Bạn nên coi trọng mức độ stress tại đó bạn cảm thấy dễ chịu nhất. Bạn cũng cần nắm rõ loại tình huống dễ dẫn đến stress để có thể chuẩn bị và kiểm soát chúng. Đồng thời, bạn nên hiểu phản ứng và biểu hiện khi bị stress. Khi bạn có những biểu hiện này trong tương lai, bạn có thể có cách giải quyết thích hợp.

Tóm lại: Nhật ký stres giúp bạn có cái nhìn đầy đủ về những stress thông thường và ngắn hạn trong cuộc sống, giúp bạn xác định những loại stress chủ yếu và thường xuyên nhất. Nhờ vậy, bạn có thể tập trung nỗ lực vào nó.

Nhật ký stress cũng giúp bạn xác định những phạm vi cần nâng cao khả năng kiểm soát stress và giúp bạn hiểu mức độ stress mà bạn làm việc hiệu quả nhất.

Để ghi chép nhật ký bạn phải cung cấp thông tin thường xuyên với đề mục rõ ràng. Ví dụ bạn phải ghi chép mỗi giờ và sau mỗi sự kiện gây stress.

Phân tích nhật ký để biết tình trạng stress nghiêm trọng và thường xuyên nhất, cũng như biết phạm vi bạn cần nâng cao kĩ năng đối phó với stress.

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Tìm hiểu PM là gì, vai trò, và kỹ năng cần có của một PM trong quản lý dự án. Cùng CareerViet tìm hiểu rõ về nghề PM và tiềm năng phát triển của nó. Xem ngay!

Xem thêm

ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh? Nhấn xem ngay bài viết để cùng tìm hiểu ATTN nghĩa là gì và cách sử dụng trong email nhé!

Xem thêm

Tìm hiểu cách dùng hàm SUMIFS trong Excel hiệu quả, những lỗi phổ biến thường gặp nhất và cách tối ưu hóa quá trình tính toán dữ liệu!

Xem thêm

FMCG là ngành gì và khám phá những xu hướng nổi bật và cơ hội nghề nghiệp đang nổi lên trong ngành FMCG!

Xem thêm

Mô hình SWOT dần trở nên phổ biến và được áp dụng trên hầu hết các lĩnh vực từ việc kinh doanh, marketing cho đến học tập và cách sống. Vậy SWOT là gì?

Xem thêm

Chứng chỉ xây dựng năng lực hạng 3 là gì? Hồ sơ và điều kiện cấp như thế nào? Thủ tục cấp chứng chỉ ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nhé!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay