Quiet Firing là gì? Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị “đuổi khéo”
Lượt xem: 8,192Cụm từ “Quiet Firing” chắc hẳn cũng không quá xa lạ đối trong môi trường công sở. Đây là cách mà một người quản lý âm thầm sa thải nhân viên, gây khó dễ cho họ để họ nhụt chí mà chọn cách tự nguyện rời đi. Vậy để có thể hiểu rõ hơn về Quiet Firing là gì, dấu hiệu và cách xử lý khi trong tình trạng này là như thế nào, cùng đọc bài biết dưới đây của CareerViet nhé!
Quiet Firing có nghĩa là gì?
Quiet Firing có nghĩa là sa thải nhân viên trong im lặng. Đây là hình thức “đuổi khéo” nhân viên bằng cách gây khó dễ, khiến cho điều kiện làm việc trở nên khó khăn để từ đó nhân viên không còn động lực và tự nguyện xin nghỉ việc.
Quiet Firing như là một kiểu gây hấn thụ động, người nhân viên trong tình huống này sẽ có cảm giác là người thừa, đứng ngoài mọi câu chuyện liên quan đến công việc. Hoặc họ sẽ được giao một khối lượng công việc lớn khiến họ quá sức và cần phải làm thêm giờ để hoàn thành đúng tiến độ. Nếu mắc lỗi, họ sẽ bị khiển trách nặng nề. Tất cả những hành động này sẽ dẫn đến một kết quả duy nhất - chính là nghỉ việc.
Quiet Firing có nghĩa là sa thải nhân viên trong im lặng (Nguồn: Internet)
>>> Xem thêm:
12 Dấu Hiệu Bạn Sắp Bị Sa Thải
Bị Sa Thải Trái Pháp Luật, Nên Làm Gì?
4 dấu hiệu cho thấy bạn đang vướng phải Quiet Firing
m thầm sa thải nhân viên không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người nhân viên đó mà còn ảnh hưởng đến tổ chức. Khi đó những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra, vì vậy để có thể ngăn chặn sớm tình trạng này, ban lãnh đạo hoặc bộ phận nhân sự nên biết được một số dấu hiệu của Quiet Firing là gì.
Sếp giao việc quá nhiều hoặc quá ít
Nếu một nhân việc được sếp giao cho một khối lượng công việc quá nhiều so với năng lực, kỹ năng và thời gian làm việc của họ, hoặc họ phải nhận những nhiệm vụ nhàm chán, không thuộc phạm vi công việc hay một công việc vô nghĩa, tồi tệ, đây chính là một trong những dấu hiệu đầu tiên của việc sa thải nhân viên thầm lặng. Trải qua một thời gian dài làm việc trong tình trạng như thế, nhân viên sẽ không còn động lực làm việc, kiệt sức và có xu hướng muốn nghỉ việc.
Giao việc quá nhiều để khiến nhân viên áp lực (Nguồn: Internet)
Cơ hội thăng tiến rất nhỏ, không phù hợp
Một dấu hiệu khác cũng thường gặp phải đó là cơ hội thăng tiến rất ít, không rõ ràng hoặc sự thăng tiến không phù hợp với năng lực. Người nhân viên trong tầm ngắm sẽ liên tục bị bỏ qua cơ hội thăng chức hoặc cơ hội phù hợp sẽ được trao cho một người khác.
Kế hoạch phát triển nhân viên hay lộ trình thăng tiến luôn được đưa ra một cách rõ ràng ở những nơi làm việc lành mạnh. Nếu cấp quản lý muốn đuổi khéo nhân viên, họ sẽ liên tục đưa ra những lý do rằng bạn “chưa phù hợp” hoặc “lần sau sẽ cân nhắc”.
Cho dù lý do của nhà quản lý đưa ra là gì thì mục đích cuối cùng của họ chính là trì trệ sự phát triển sự nghiệp của nhân viên. Từ đó khiến cho nhân viên muốn nghỉ việc để tìm cơ hội khác tốt hơn.
Cơ hội thăng tiến sẽ ít khi sếp muốn sa thải nhân viên (Nguồn: Internet)
Không nhận được sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, cấp trên
Khi được giao quá nhiều việc hoặc tham gia dự án của công ty và nhân viên không nhận được sự hỗ trợ của cấp trên hay thậm chí là đồng nghiệp, đó chính là một dấu hiệu khác của âm thầm sa thải nhân viên. Trong trường hợp này, họ sẽ không được cung cấp thông tin, nguồn lực hay khuyến khích hoàn thành công việc.
Bên cạnh đó, những nhân viên khác là đối thủ của người nhân viên đang âm thầm bị sa thải sẽ tham gia bài xích, cô lập, tạo ra mối quan hệ không hòa đồng. Từ đó khiến cho họ cảm thấy lạc lõng giữa chốn công sở.
Sự giúp đỡ từ cấp trên hay đồng nghiệp sẽ giảm đi khi tình trạng Quiet Firing xảy ra (Nguồn: Internet)
Bị sếp đối xử bất công
Một dấu hiệu tiếp theo của Quiet Firing có thể dễ dàng nhận biết đó chính là bị sếp đối xử bất công. Nếu nhân viên đối mặt với vấn đề này chứng tỏ sự quản lý của cả tổ chức quá yếu kém.
>>> Xem thêm:
Được sếp yêu thích, hay là cưỡi trên lưng hổ?
Bị đồng nghiệp lười đẩy việc - hành động ngay
Những ảnh hưởng khi sếp dùng chiêu Quiet Firing
Nếu tình trạng âm thầm sa thải nhân viên diễn ra, tổ chức sẽ đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực. Một số ảnh hưởng có thể dễ dàng nhận thấy như:
Nhân viên không tìm thấy động lực làm việc
Khi một nhân viên đang bị đuổi khéo, họ sẽ dần không còn tinh thần làm việc nữa. Điều đó còn có thể ảnh hưởng đến những nhân viên khác, bởi họ cũng sẽ lo lắng liệu mình có đang trong tầm ngắm hay không.
Lãng phí nhân tài trong tổ chức
Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất mà việc sa thải nhân viên trong thầm lặng mang đến đó là lãng phí nhân tài trong tổ chức. Việc một nhân viên giỏi rời đi và tham gia vào công ty đối thủ sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, khi một nhân viên nghỉ việc vì lý do không chính đáng, thường sẽ tạo nên hiệu ứng domino. Điều này sẽ khiến cho các nhân viên ở lại bị dao động.
Âm thầm sa thải đi nhân tài của doanh nghiệp (Nguồn: Internet)
Nội bộ lục đục, không có sự gắn kết
Trong các tổ chức thường sẽ hoạt động làm việc theo đội nhóm, nếu một nhân viên đang trong tình trạng của Quiet Firing thì cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả làm việc của nhóm. Sự kết nối giữa các thành viên sẽ bị giảm sút, nội bộ lục đục…
Tình trạng Staff Turnover liên tiếp không điểm dừng
m thầm sa thải nhân viên sẽ khiến cho tình trạng Staff Turnover diễn ra liên tục và khó kiểm soát. Tình trạng này được hiểu là số lượng nhân viên nghỉ việc với bất kỳ lý do gì trong một chu kỳ nhất định.
Khi tình trạng này ngày càng tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc cũng như sự ổn định của doanh nghiệp. Bởi lúc này, các nhân viên khác sẽ cảm thấy lo lắng và dè chừng người quản lý của mình.
Nên làm khi bị cân nhắc quiet firing?
Khi đã hiểu được Quiet Firing là gì cũng như các dấu hiệu nhận biết thì chúng ta nên làm gì khi rơi vào tình trạng này?
Trao đổi trực tiếp với quản lý
Nếu bạn cảm thấy rằng mình đang trong tình trạng Quiet Firing, hãy chủ động trao đổi trực tiếp với quản lý của mình. Cách tốt nhất để có thể giải quyết được những xung đột nội tâm đó chính là nói chuyện một cách minh bạch.
Chuẩn bị thông tin trước cuộc gặp mặt
Trước khi tìm đến quản lý để nói chuyện trực tiếp, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các thông tin liên quan đến chính sách công ty cũng như những thành tích, đóng góp của bạn. Những điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi trao đổi.
Tìm kiếm sự giúp đỡ từ đồng nghiệp
Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đồng nghiệp thân thiết hoặc những người có tiếng nói, cấp bậc cao trong công ty - những người sẵn sàng giúp đỡ bạn. Có như vậy bạn mới có thể đảm bảo được quyền lợi cũng như có một điểm tựa và lên tiếng khi bạn không được tôn trọng.
Cân nhắc thôi việc nếu không có tiếng nói chung
Nếu quản lý trực tiếp của bạn chưa sẵn sàng trao đổi trực tiếp, hãy cố gắng nói chuyện với lãnh đạo cấp cao hơn về cơ hội thăng tiến để có thể xác định được tương lai. Nếu tất cả các cuộc gặp gỡ đều không có kết quả tốt, bạn nên cân nhắc thôi việc.
Khi môi trường làm việc đã không công bằng và lành mạnh, thì việc ở lại cũng không còn ý nghĩa gì. Dù bạn nghỉ việc là giúp cho người quản lý đạt được mục đích của họ, nhưng điều đó sẽ mở ra cho bạn cơ hội mới để phát triển bản thân.
>>> Xem thêm:
Những Yêu Cầu Vô Lý Và Cách Xử Trí
Nơi Công Sở, Sống ''thật'' Đến Đâu Là Đủ?
Để có thể phát triển sự nghiệp cũng như cá thân, mỗi nhân viên đều mong muốn tìm cho mình một môi trường làm việc tốt. Tuy nhiên, để có thể có được một nơi đáp ứng được đúng như cầu bản thân sẽ rất khó cũng như bạn phải hiểu được nơi làm việc như thế nào là tốt. Thông qua bài viết về Quiet Firing là gì của CareerBuilder, hy vọng rằng sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của bản thân cũng như những đồng nghiệp khác.