Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
Khi đi phỏng vấn, ứng viên đều cần chuẩn bị chu đáo với suy nghĩ mọi thứ sẽ diễn ra trong bầu không khí chuyên nghiệp nhất. Thế nhưng, bạn đừng quá ngạc nhiên khi có những lúc mọi thứ lại không diễn ra như mong đợi bởi vì phỏng vấn viên mà bạn tiếp xúc có kỹ năng phỏng vấn khá yếu kém dẫn đến việc buổi nói chuyện có thể sa đà vào những câu hỏi lan man.
Giữa hàng ngàn lựa chọn khác nhau, bạn sẽ làm sao để xác định nghề nghiệp phù hợp nhất với mình? Nếu chẳng có bất cứ ý tưởng nào về công việc muốn làm, hẳn là nhiệm vụ này không thể vượt qua. May mắn thay, mọi chuyện không đến nỗi quá bế tắc. Dành thêm thời gian suy nghĩ đầy đủ hơn, bạn sẽ tăng cơ hội tạo ra quyết định tốt. Cùng CareerViet.vn tham khảo ngay 8 bước cần làm để chọn được nghề nghiệp phù hợp nhé!
Khi lựa chọn công việc, bạn không nên bỏ qua tính cách cá nhân bởi đó là điều quan trọng dẫn bạn đến một nghề nghiệp thích hợp và thành công lâu dài, không chỉ vì lý do tài chính mà còn vì chất lượng cuộc sống.
Rất khó lòng từ chối một lời mời làm việc, đặc biệt khi bạn đang chìm trong tuyệt vọng vì hành trình tìm “bến đỗ” đã kéo dài mấy tháng trời hoặc tình trạng công việc hiện có thực sự bế tắc. Tuy nhiên, nên hiểu rằng cảm giác thoả mãn cá nhân và thành công sự nghiệp ra sao sẽ tuỳ vào việc bạn tìm ra đâu là điều có thể đáp ứng các nhu cầu. Khi chẳng thể đoán chắc được mình sẽ hoàn toàn hài lòng trong công việc mới hay không, hãy đưa ra các quyết định khôn ngoan hơn bằng cách lắng nghe bản năng và tin vào trực giác.
Văn hoá của một công ty, cách mà những người ở đó suy nghĩ và hành động, thường được hình thành bởi nhà sáng lập và luôn thay đổi theo từng thời kỳ tiếp quản của các CEO khác sau khi nhà sáng lập rời đi. Nếu bạn làm việc cho một công ty có CEO cũng chính là người sáng lập – và công ty có lộ trình phát triển liên tục mạnh mẽ – thì văn hoá của công ty có khả năng sẽ ăn sâu vào vào mọi tổ chức và quy trình làm việc. Đây có lẽ là một văn hoá doanh nghiệp tốt.
Bạn đã lọc một danh sách tin tuyển dụng rất dài để tìm thấy chính xác công việc mong muốn cho bước nhảy kế tiếp của sự nghiệp. Hồ sơ đã gửi đi và bạn nhận được lời mời phỏng vấn. Nhưng rồi đột nhiên “ánh sáng của hi vọng” vụt tắt: Bạn thấy mình đang dự phỏng vấn một công việc không như tưởng tượng. Bạn cảm thấy cần rút lui ngay lập tức nhưng phải ứng xử như thế nào để vẫn lịch sự đây?
Công việc mơ ước gần như đã về tay, hoá ra lại “lạc trôi” mất vì một vài câu đàm phán vào phút chót. Cảm giác này chẳng dễ chịu, nhưng lại là thực tế không thể chối bỏ của khá nhiều ứng viên.
Bạn không muốn rời văn phòng vì lo mình sẽ bỏ lỡ những chuyện quan trọng. Cho rằng xa công ty một tuần là quyết định không đáng vì sau đó công việc lại càng căng thẳng hơn. Có tâm trạng không yên khi vắng mặt, nghĩ là đồng nghiệp sẽ rất bực mình vì không có bạn tại bàn làm việc cùng họ. Đây chính là căn bệnh của những người bị công việc ám ảnh, luôn tin rằng mình CẦN PHẢI LÀM VIỆC.
Nếu bạn cũng có những dấu hiệu này hãy cùng CareerViet.vn tham khảo ngay một số biện pháp mạnh nhằm đặt dấu chấm hết cho tình trạng mệt mỏi hiện hữu này nhé!
Nhận được lời mời làm việc rõ ràng là một thành công đáng mừng, nhưng bạn đang băn khoăn chưa biết quyết định sao với vị trí có vẻ chưa phù hợp này. Rồi bạn sẽ đưa sự nghiệp của mình đến đâu đây?
Rất nhiều người đã từng thấy mình bị mắc kẹt với một công việc không hề mong muốn, khi đang tìm kiếm bến đỗ mơ ước. Ngày dường như dài lê thê khi ta làm việc với cảm giác đang “sập bẫy”. Sự bực tức ngấm dần vào tâm trí. Và sẽ vô cùng dễ hiểu nếu cả ngày bạn đều bị ám ảnh bởi suy nghĩ “Cho tôi thoát ra khỏi chỗ này đi!”...
Có một thực tế khá trớ trêu khi chúng ta tìm kiếm lời khuyên: Ai cũng biết rằng chỉ cần không đến 4 giây là có thể google được hàng tá thông tin, trước khi phải cầu viện đến các nguồn tư vấn khôn ngoan khác. Tuy nhiên, chúng ta lại cũng đều đã thấm thía hiện thực là khi bị áp đảo bởi quá nhiều thông tin, bên cạnh tình trạng rối trí, sẽ có những lời khuyên trái ngược nhau nữa.
Hãy xem CareerViet bật mí cho bạn 6 mẹo tìm việc hiệu quả khiến cho mọi thứ dễ chịu hơn bằng cách làm đơn giản hơn nhé!
Bước qua ngưỡng cửa một nơi làm việc mà bầu không khí quá tiêu cực rõ ràng là sinh lực của bạn sẽ hút cạn. Trong một số trường hợp, mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp bị ảnh hưởng. Hay tình huống nghiêm trọng hơn, nó thậm chí khiến bạn phải rời bỏ công việc hiện có.