Shareholder là gì? Thế nào là một cổ đông? Đặc điểm và quyền lợi shareholder

Lượt xem: 21,800

Shareholder là cụm từ quen thuộc đối với những người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh. Đây là nhóm người có vai trò và đóng góp to lớn, gắn bó mật thiết với sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp. Dù vậy, nhiều người khi mới làm quen với chuyên ngành kinh tế thì vẫn chưa hiểu rõ định nghĩa Shareholder là gì. Cùng CareerViet khám phá câu trả lời chi tiết qua bài viết bên dưới đây.

Shareholder là gì?

Shareholder là gì? Đây là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm trong lĩnh vực kinh doanh. Trên thực tế, cụm danh từ này dùng để chỉ cổ đông của một công ty cụ thể. Cổ đông ở đây có thể là một người hoặc một nhóm người cùng sở hữu phần trăm cổ phần của doanh nghiệp, tổ chức. Họ là những người có vai trò quan trọng, gắn liền với sự phát triển trong tương lai của công ty.

Hầu hết các Shareholder chủ yếu quan tâm đến vấn đề định giá cổ phiếu của một công ty trên thị trường chứng khoán. Nguyên nhân là vì nếu trị giá của loại cổ phiếu thuộc quyền sở hữu của công ty tăng lên thì giá trị mà cổ đông đang nắm giữ cũng sẽ có sự tăng trưởng tương ứng.

Xem thêm:

Môi giới chứng khoán là gì?

Môi giới chứng khoán trên mạng

Shareholder là gì là câu hỏi chung được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh

Shareholder là gì là câu hỏi chung được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh

(Nguồn: Internet)

Shareholder’s equity là gì?

Shareholder’s equity là gì? Đây cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm bên cạnh Shareholder. Thực tế, cụm từ chuyên ngành này dùng để biểu thị vốn chủ sở hữu của cổ đông (cũng có thể hiểu là giá trị ròng của công ty). Nói một cách dễ hiểu, Shareholder’s equity cho biết tổng số tiền mà chủ sở hữu đã bỏ ra để đầu tư vào công ty, doanh nghiệp nhằm mục đích giữ lại thu nhập theo thời gian.

Theo như thông tin trên bảng cân đối kế toán thì vốn chủ sở hữu của cổ đông sẽ được phân chia thành ba loại khác nhau: cổ phiếu phổ thông, lợi nhuận giữ lại và cổ phiếu ưu đãi. Shareholder’s equity không xuất hiện một cách riêng lẻ mà thường kèm theo danh sách các tài sản và khoản nợ của công ty.

Xem thêm:

 

Chủ tịch và tổng giám đốc, ai có quyền hơn?

Bí quyết trở thành nhà đầu tư thông minh

Shareholder’s equity là cụm từ để biểu thị vốn chủ sở hữu của cổ đông

Shareholder’s equity là cụm từ để biểu thị vốn chủ sở hữu của cổ đông (Nguồn: Internet)

Phân loại shareholders

Bên cạnh khái niệm Shareholder là gì, nhiều người cũng thắc mắc về các loại Shareholder trên thị trường. Có thể thấy rõ ràng cổ đông được chia thành những dạng khác nhau, kèm theo đó là vai trò cũng như quyền lợi có sự khác biệt rõ rệt. Theo quy định mới nhất, cổ đông có 3 loại phổ biến là cổ đông sáng lập, cổ đông ưu đãi và cổ đông phổ thông.

  • Cổ đông sáng lập: Đây là dạng cổ đông có đầu tư tài sản, vật chất cho doanh nghiệp để nắm giữ ít nhất một phần cổ phần của tổ chức. Đặc biệt, trong danh sách thành viên sáng lập doanh nghiệp ngay từ những ngày đầu kinh doanh phải có tên của cổ đông sáng lập. Điều kiện để trở thành cổ đông sáng lập là bạn phải chịu chi cho ít nhất 20% tổng số cổ phần của công ty.
  • Cổ đông phổ thông: Là danh từ dùng để chỉ những cổ đông nắm trong tay cổ phiếu thông thường (cổ phiếu phổ thông) của tổ chức. Nhóm người này có quyền hành trong việc bỏ phiếu bầu cử hội đồng quản trị mang trọng trách điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, họ cũng được hưởng các quyền lợi liên quan đến nhuận cổ tức của tổ chức.
  • Cổ đông ưu đãi: Loại cổ đông này thường là những người sở hữu các cổ phần có tính chất ưu đãi. Họ có cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi hoàn lại hoặc các loại cổ phần ưu đãi khác được ban hành dựa trên điều lệ, quy định của công ty.

Xem thêm:

 

7 lý do để bạn khởi nghiệp kinh doanh

Nhân viên có thể mua cổ phiếu do công ty phát hành bằng cách khấu trừ vào tiền lương không?

Theo quy định mới nhất, cổ đông có 3 loại phổ biến trên thị trường

Theo quy định mới nhất, cổ đông có 3 loại phổ biến trên thị trường (Nguồn: Internet)

Đặc điểm và vai trò của các shareholder

Không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu Shareholders là gì, nhiều người cũng tìm kiếm thông tin về đặc điểm và vai trò của các Shareholder.

  • Cổ đông được biết đến là một nhà đầu tư cũng như là một hình thức đầu tư. Đặc điểm của dạng đầu tư này là bạn hay tổ chức của bạn đầu tư tài chính, góp vốn với những người có cùng mục tiêu, định hướng. Cổ đông có thể tự sáng lập hoặc điều hành doanh nghiệp nhằm giúp việc kinh doanh của tổ chức đạt kết quả như mong đợi và thu về lợi nhuận.
  • Giữa các Shareholder có thể xảy ra tranh chấp và mâu thuẫn. Đặc biệt, cổ đông càng nắm giữ nhiều phần trăm cổ phần của công ty thì càng có khả năng áp đảo các cổ đông còn lại vì họ có quyền hành lớn hơn.
  • Cổ đông cũng có quyền thông qua các nghị quyết của hội đồng cùng những đại cổ đông khác mà không cần xem xét hay chờ đợi ý kiến của các thành viên trong hội đồng quản trị. Họ có thể tự ý quyết định mọi vấn đề của doanh nghiệp, cácvấn đề về thay thế đội ngũ nhân sự, kể cả vị trí giám đốc điều hành hoặc các bộ phận nhân sự cấp cao khác. Vì lý do này mà nhiều doanh nghiệp thường tránh để tình trạng một cổ đông nắm phần trăm cổ phần quá lớn.

Xem thêm:

Khám phá từ A đến Z vai trò, công việc nhân viên tư vấn tín dụng

 Accountant, Producer, Maintenance là gì?

 

Cổ đông càng nắm giữ nhiều phần trăm cổ phần của công ty hơn thì có khả năng áp đảo các cổ đông còn lại

Cổ đông càng nắm giữ nhiều phần trăm cổ phần của công ty hơn thì có khả năng áp đảo các cổ đông còn lại (Nguồn: Internet)

Quyền lợi và nghĩa vụ của shareholder

Quyền lợi và nghĩa vụ của Shareholder cũng là thông tin được nhiều người tìm kiếm bên cạnh định nghĩa Shareholder là gì.

Những quyền lợi của một cổ đông

  • Cổ đông có quyền kiểm tra các giấy tờ, sổ sách, hồ sơ để tiếp cận những thông tin có liên quan tới quá trình kinh doanh của công ty.
  • Được khiếu nại những hành vi thiếu trung thực, sai sót của công ty gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo tối đa sự minh bạch.
  • Được đệ đơn kiện công ty nếu phát hiện có hành vi sai trái trong việc điều hành tổ chức của người lãnh đạo.
  • Được hưởng các mức lợi tức theo quy định của công ty hàng năm.
  • Được quyền tham gia vào những cuộc họp thường niên để có thể nắm được tình hình chung về quá trình hoạt động của công ty.
  • Được quyền tham dự bỏ phiếu bầu cho các quyết định ở từng cấp độ khác nhau thông qua cả hình thức trực tiếp lẫn gián tiếp.
  • Được quyền đề nghị và yêu cầu phân bổ tổng số tiền thu được trong trường hợp công ty rơi vào tình trạng bị thanh lý tài sản.

Những nghĩa vụ của một cổ đông

  • Chịu rủi ro nếu như hoạt động kinh doanh của khi công ty kém hiệu quả và bị thanh lý tài sản.
  • Các cổ đông có nghĩa vụ theo dõi sát sao quá trình kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp.
  • Shareholder cần chủ động trong việc nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Họ đóng vai trò như nhữngcố vấn đưa ra ý kiến một cách khách quan, trách nhiệm và công tâm để kịp thời giúp ban quản trị xử lý rủi ro nếu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

Xem thêm:

Chấp nhận và đối phó với rủi ro

Học cách đối mặt với rủi ro

Shareholder được quyền tham dự bỏ phiếu bầu cho các quyết định ở từng cấp độ khác nhau

Shareholder được quyền tham dự bỏ phiếu bầu cho các quyết định ở từng cấp độ khác nhau (Nguồn: Internet)

Một số thuật ngữ liên quan đến shareholder

  • Shareholder loan: Đây là thuật ngữ chỉ quá trình trao đổi của cổ đông trong công ty để đổi lấy các khoản thanh toán lãi suất. Tài sản thế chấp để tiến hành vay vốn có thể là giấy nợ hoặc cổ phần trong doanh nghiệp. Đây là loại cho vay có tính chất như món nợ trực thuộc nội bộ.
  • Shareholder agreements: Cụm từ này được định nghĩa là các thỏa thuận giữa những cổ đông của doanh nghiệp. Shareholder agreements có hiệu lực với chính tổ chức sau khi nhận được sự chấp thuận và thông qua của tất cả các cổ đông còn lại trong công ty tại thời điểm ký kết.

​Xem thêm:

Những bí quyết thành công trong kinh doanh

Giám đốc kinh doanh có vai trò gì? Yêu cầu công việc là gì?

Những câu hỏi thường gặp về shareholder

Stakeholder và shareholder là gì?

Stakeholder dùng để chỉ bất kỳ người hoặc nhóm người nào bị tác động tích cực hoặc tiêu cực bởi một sáng kiến, dự án, chính sách hoặc tổ chức khác. Họ có thể là những người thuộc bộ phận nội bộ trong công ty hoặc bên ngoài tổ chức của bạn. Trong khi Shareholder là những người sở hữu cổ phần của doanh nghiệp.

Stockholder và shareholder là gì?

Stockholder và Shareholder là gì? Xét về ý nghĩa, Shareholder chỉ người nắm giữ cổ phần của một doanh nghiệp hoặc cũng được hiểu theo nghĩa là những người chủ nhân của công ty đó. Trong khi đó, Stockholder cũng dùng để chỉ những người nắm giữ phần trăm cổ phần nhưng thuộc nhiều công ty khác nhau. Ví dụ, ông A mua lại phần trăm cổ phần của ngân hàng X và của công ty đóng tàu Z. Vậy, ông A sẽ được gọi là một Stockholder.

Xem thêm:

Trên đây là các thông tin xoay quanh Shareholder là gì? cũng như những nghĩa vụ, vai trò của một Shareholder. Hy vọng sau khi đọc xong, bạn sẽ biết thêm được nhiều kiến thức hay ho xoay quanh chủ đề quen thuộc trong kinh doanh này. Đừng quên truy cập CareerViet cùng VieclamIT.vn để cập nhật nhiều thông tin về các ngành nghề phổ biến hiện nay cũng như hoạch định cho mình một lộ trình thăng tiến tại CareerMap.vn phù hợp nhé!

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất: 

Tìm việc làm | Việc làm Cần Thơ hôm nay | Việc làm lái xe TPHCM | Tìm việc giao hàng ở TPHCM

Bài viết khác

Mô hình SWOT dần trở nên phổ biến và được áp dụng trên hầu hết các lĩnh vực từ việc kinh doanh, marketing cho đến học tập và cách sống. Vậy SWOT là gì?

Xem thêm

Chứng chỉ xây dựng năng lực hạng 3 là gì? Hồ sơ và điều kiện cấp như thế nào? Thủ tục cấp chứng chỉ ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nhé!

Xem thêm

Tìm hiểu SEO là gì, cách thức hoạt động, những kỹ năng cần thiết và mức lương hấp dẫn cho vị trí SEO. Nhấn xem ngay để trở thành chuyên gia SEO chuyên nghiệp!

Xem thêm

Agency là gì? Đây là câu hỏi thường gặp khi tìm hiểu về loại hình này. Khám phá câu trả lời chính xác cũng như các vấn đề liên quan đến Agency qua bài viết sau!

Xem thêm

Operation là gì? Nhiệm vụ chính của bộ phận này? Các yêu cầu kỹ năng cần có của một Operation? Mức lương bao nhiêu? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu nhé!

Xem thêm

Hiểu biết đúng manifest là gì giúp bạn dễ dàng thành công và thực hiện được mục tiêu đề ra, tham khảo ngay 3 cách Manifest hiệu quả và phổ biến nhất!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay