Target là gì? Cách target thị trường mục tiêu hiệu quả

Lượt xem: 69,164

Khi bắt đầu làm bất cứ điều gì mà không xác định được mục tiêu rõ ràng thì rất khó đạt được hiệu quả cao. Trong kinh doanh cũng vậy, bạn sẽ phải xác định rõ được thị trường và khách hàng mục tiêu thì mới tạo nên được thành công cho doanh nghiệp, đó được gọi là target. Vậy thực chất target là gì, có vai trò như thế nào và cách target hiệu quả, cũng CareerViet tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: Khởi nghiệp kinh doanh - Từ A đến Z

Target là gì? 

Target nghĩa là gì? Target được hiểu là mục tiêu. Trong marketing, target là việc xác định thị trường, đối tượng mục tiêu doanh nghiệp hướng đến. Họ là những người có những điểm chung, có mối quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp. Việc target sẽ giúp cho doanh nghiệp triển khai những chiến lược kinh doanh sao cho hiệu quả nhất.

Xem thêm: Chiến lược kinh doanh độc đáo của McDonald

Target là xác định những mục tiêu, giúp doanh nghiệp triển khai những chiến lược hiệu quả

Target là xác định những mục tiêu, giúp doanh nghiệp triển khai những chiến lược hiệu quả (Nguồn: Internet)

Các khái niệm liên quan đến target là gì?

Target Market là gì?

Target market dịch sang tiếng Việt là thị trường mục tiêu, bao gồm những nhóm khách hàng, tổ chức sẽ mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp. Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc xác định và tập trung vào một nhóm đối tượng cụ thể sẽ và mang lại hiệu quả cao hơn so với Marketing trên diện rộng.

Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn rằng việc target đến một nhóm khách hàng tiềm năng có nghĩa là bạn sẽ loại bỏ những tệp khách hàng còn lại. Bởi đây chỉ đơn giản là việc truyền tải thông điệp đến đúng đối tượng, những người mà họ thực sự cần. 

Target market là thị trường mục tiêu

Target market là thị trường mục tiêu (Nguồn: Internet)

Target Marketing là gì?

Target Marketing là gì? Target Marketing là việc phân chia thị trường lớn thành những phân khúc nhỏ khác nhau. Sau đó doanh nghiệp sẽ lựa chọn và thực hiện những chiến dịch Marketing đối với một hay một vài phân khúc có đối tượng khách hàng phù hợp với sản phẩm của mình. Đây chính là chìa khóa để tiếp cận và thu hút với những đối tượng khách hàng tiềm năng, giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Market segment là gì? 4 cách phân khúc thị trường phổ biến và hiệu quả

Target Audience là gì?

Target Audience là khách hàng mục tiêu - nhóm khách hàng mà doanh nghiệp muốn thu hút, khiến họ mua sản phẩm, dịch vụ của mình. Khách hàng mục tiêu là nhóm khách hàng nhỏ trong một đoạn thị trường mục tiêu. Một nhóm khách hàng mục tiêu có thể được xác định bằng các yếu tố như: giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân,... Doanh nghiệp sẽ khắc họa được chân dung, nắm được rõ hành vi, sở thích của khách hàng mục tiêu, từ đó có những chiến lược marketing phù hợp.

Target market là thị trường mục tiêu

Target Audience là nhóm khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới (Nguồn: Internet)

Target Facebook Ads là gì?

Facebook là một trong những nền tảng đang thu hút rất nhiều nhà bán hàng bởi số lượng người dùng rất đông. Do vậy, khi quảng cáo trên Facebook, việc xác định target Facebook Ads là vô cùng quan trọng để tránh mất quá nhiều chi phí mà vẫn đạt được mục tiêu Marketing. Target chạy quảng cáo là gì? Target Facebook Ads là việc bạn sẽ lọc ra những khách hàng phù hợp với sản phẩm của mình như độ tuổi, sở thích, địa điểm sinh sống, mức thu nhập,... rồi tiến hành quảng cáo sản phẩm, dịch vụ đến họ trên nền tảng Facebook.

Sales Target là gì?

Sales Target là khái niệm thường xuất hiện trong bộ phận kinh doanh và bán hàng tại doanh nghiệp. Sales Target có thể là mục tiêu kinh doanh, chỉ tiêu bán hàng được đo lường bằng doanh thu hay những chỉ số khác trong một khoảng thời gian để biết được hiệu suất của hoạt động bán hàng. Sales Target là một chỉ số quan trọng để đảm bảo hoàn thành được các mục tiêu về lợi nhuận, thị phần của doanh nghiệp.

Sales target là chỉ tiêu quan trọng để hoàn thành những mục tiêu về lợi nhuận cho doanh nghiệp (Nguồn: Internet)

Sales target là chỉ tiêu quan trọng để hoàn thành những mục tiêu về lợi nhuận cho doanh nghiệp (Nguồn: Internet)

Chạy target là gì?

Chạy Target là gì? Khi xác định được target, doanh nghiệp sẽ phải huy động mọi nguồn lực để hoàn thành được tất cả những mục tiêu đã đề ra tại một thời điểm nhất định, hoạt động này được gọi là chạy target. 

Tầm quan trọng của target đối với doanh nghiệp 

Với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc đặt target là một bước không thể thiếu bởi những lý do sau:

  • Target sẽ giúp bạn xác định được đúng khách hàng mục tiêu phù hợp với doanh nghiệp, từ đó sẽ giúp quá trình xây dựng những chiến lược kinh doanh hiệu quả. 
  • Khi đặt ra được những target cụ thể, rõ ràng, bạn sẽ giảm thiểu được rất nhiều sai sót trong quá trình kinh doanh và những chiêu trò của đối thủ. 
  • Khi target đúng đối tượng, bạn sẽ cắt giảm được rất nhiều chi phí bởi không tốn tiền cho những khách hàng không quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của mình.
  • Có target đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã có những kế hoạch kinh doanh rõ ràng, từ đó sẽ tập trung tối đa nguồn lực, công suất làm việc để hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

Vai trò và lợi ích của target market trong marketing

Trong marketing, target market sẽ giúp xác định được đúng thị trường mục tiêu, khách hàng tiềm năng cần hướng tới trong tương lai hoặc một khoảng thời gian nhất định. Việc hiểu được target là gì và xác định được target cũng là một trong những yếu tố giúp làm giảm thiểu được rất nhiều thời gian, chi phí marketing mà vẫn thu hút được số lượng lớn khách hàng, với hiệu quả cao nhất.

Cuối cùng, xác định được target, những việc cần làm, doanh nghiệp sẽ “chạy target”, hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Khi chạy target đúng sẽ tiếp cận được mục tiêu nhanh hơn với chi phí tối ưu hơn, hạn chế được nhiều rủi ro khác.

Vai trò và lợi ích của target market trong marketing

Vai trò và lợi ích của target market trong marketing (Nguồn: Internet)

Cách target thị trường mục tiêu hiệu quả 

Vẽ chân dung khách hàng 

Đây được coi là yếu tố quyết định đến thành bại của dự án. Bước đầu tiên là bàn cần phải xác định được nhóm khách hàng tiềm năng này là ai? Họ ở đâu? Làm gì? Cùng với đó là những thông tin về nhân khẩu học, hành vi mua hàng, mối quan tâm và động cơ mua hàng của họ. 

  • Độ tuổi: Khách hàng ở độ tuổi khác nhau sẽ có sở thích, hành vi mua hàng khác nhau. Do vậy bạn cần xác định rõ khách hàng của mình tập trung ở độ tuổi nào, thuộc thế hệ gen Z hay Millennial.
  • Giới tính: Giới tính cũng là yếu tố ảnh hưởng đến động cơ mua hàng bởi nam và nữ sẽ có những nhu cầu và sở thích không giống nhau.
  • Mức thu nhập: Mức thu nhập là yếu tố tác động trực tiếp đến quyết định mua hàng. Với những người có thu nhập thấp, họ sẽ có xu hướng lựa chọn những sản phẩm tiện lợi, không quá đắt đỏ. Còn những người có thu nhập cao sẽ thích “phô trương”, sự sang trọng, họ cho rằng giá cả sẽ quyết định đến giá trị của sản phẩm.
  • Địa điểm: Người dân thành phố và nông thôn cũng sẽ có những thói quen mua hàng khác nhau.

Ngoài những đặc điểm được kể trên, những yếu tố về nghề nghiệp, sở thích, dân tộc, tình trạng hôn nhân,... cũng tác động đến hành vi mua hàng. Xác định được chân dung khách hàng mục tiêu càng chi tiết thì các chiến dịch của bạn càng hiệu quả.

Xem thêm: 5W1H là gì? Lý thuyết, ứng dụng và ý nghĩa của 5W1H trong marketing

Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu

Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu (Nguồn: Internet)

Nghiên cứu và xác định quy mô thị trường mục tiêu

Có 2 dạng nghiên cứu thị trường mục tiêu là sơ cấp và thứ cấp. Để tập hợp được thông tin về khách hàng, bạn có thể sử dụng khảo sát (khảo sát bằng giấy, email,...), phỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm,...

Quy mô thị trường mục tiêu là độ lớn của thị trường bao gồm 2 yếu tố là phạm vi và số lượng. Quy mô thị trường lớn hay nhỏ sẽ phụ thuộc vào nguồn lực và mục tiêu của mỗi doanh nghiệp. Quy mô thị trường sẽ được tính bằng công thức: 

Market size = Số lượng khách hàng mục tiêu * Mức chi tiêu trung bình của mỗi khách hàng. 

Ngoài ra, những doanh nghiệp kinh doanh online cũng có thể sử dụng những công cụ như Google Trends, Google Form, Google Keyword Planner,... để xác định quy mô thị trường của mình.

Lựa chọn chiến lược 

Việc lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp là một phần không thể bỏ qua. Có 4 chiến lược mà doanh nghiệp có thể tham khảo như: Chiến lược Target market không phân biệt, chiến lược Target market khác biệt, chiến lược Target market tập trung, Chiến lược Target market micromarketing.

Lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp là rất quan trọng (Nguồn: Internet)

Lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp là rất quan trọng (Nguồn: Internet)

Đánh giá

Sau khi đã xác định được thị trường mục tiêu, hãy tiến hành đánh giá lại xem thị trường đó có thật sự phù hợp và tiềm năng với sản phẩm, mục tiêu kinh doanh và nguồn lực của công ty hay không. Ngoài ra, hãy nghiên cứu thật kỹ đối thủ cạnh tranh để có những phương án và chiến lược marketing hiệu quả.

Việc đặt target là một công việc không thể thiếu với mỗi doanh nghiệp. Target thị trường và khách hàng mục tiêu đúng sẽ đem lại hiệu quả tốt cho các hoạt động kinh doanh. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có cái nhìn toàn diện nhất về target là gì và cách đặt target thị trường mục tiêu sao cho hiệu quả. Ngoài ra, đừng quên theo dõi CareerViet với rất nhiều hệ sinh thái hữu ích như tạo CV với CVHay, tham khảo lộ trình nghề nghiệp với CareerMap, hay khảo sát mức lương của tất cả ngành nghề với VietnamSalary nhé. 

Đừng quên truy cập CareerViet.vn - trang tuyển dụng, tìm việc làm hàng đầu Việt Nam.

Top những công việc được tìm kiếm nhiều nhất:

việc làm online | tuyển dụng ngân hàng | tuyển dụng kế toán | tuyển dụng marketing I việc làm tiếng trung I tuyển dụng business analyst I việc làm freelancer I tuyển dụng it I nữ cần tìm việc làm I tuyển dụng nhân sự I việc làm remote I việc làm thời vụ

Top những tỉnh thành tuyển dụng nhiều nhất:

việc làm cần thơ I việc làm đà nẵng I việc làm bình dương I việc làm TPHCM I tìm việc làm tại hà nội I việc làm tây ninh I việc làm biên hòa I việc làm nha trang I việc làm phú quốc I việc làm quận 7 I việc làm đà lạt I việc làm quảng ngãi I việc làm đồng nai

 

Bài viết khác

Tìm hiểu PM là gì, vai trò, và kỹ năng cần có của một PM trong quản lý dự án. Cùng CareerViet tìm hiểu rõ về nghề PM và tiềm năng phát triển của nó. Xem ngay!

Xem thêm

ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh? Nhấn xem ngay bài viết để cùng tìm hiểu ATTN nghĩa là gì và cách sử dụng trong email nhé!

Xem thêm

Tìm hiểu cách dùng hàm SUMIFS trong Excel hiệu quả, những lỗi phổ biến thường gặp nhất và cách tối ưu hóa quá trình tính toán dữ liệu!

Xem thêm

FMCG là ngành gì và khám phá những xu hướng nổi bật và cơ hội nghề nghiệp đang nổi lên trong ngành FMCG!

Xem thêm

Mô hình SWOT dần trở nên phổ biến và được áp dụng trên hầu hết các lĩnh vực từ việc kinh doanh, marketing cho đến học tập và cách sống. Vậy SWOT là gì?

Xem thêm

Chứng chỉ xây dựng năng lực hạng 3 là gì? Hồ sơ và điều kiện cấp như thế nào? Thủ tục cấp chứng chỉ ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nhé!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay