Training là gì? Các hình thức training nhân viên phổ biến nhất hiện nay

Lượt xem: 21,342

Để đảm bảo cho đội ngũ nhân viên có thể nắm vững được những kiến thức từ cơ bản đến kỹ năng chuyên môn để phục vụ cho công việc thì cần phải trải qua những hoạt động training. Training công việc cho tất cả nhân viên là vô cùng quan trọng, góp phần vào sự phát triển hiệu quả cho doanh nghiệp. Vậy training là gì? Các hình thức training nhân viên bao gồm những gì? Hãy cùng CareerViet tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Training là gì?

Training là hoạt động đào tạo công việc cho tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp với mục đích nâng cao kiến thức, năng lực và kỹ năng nhằm thực hiện công việc hiệu quả hơn. Quá trình training nhân sự còn là cơ sở để doanh nghiệp đánh giá nhân viên có phù hợp với công việc hay không để từ đó đưa ra quyết định tuyển dụng.

Training là hoạt động đào tạo công việc cho nhân viên

Training là hoạt động đào tạo công việc cho nhân viên (Nguồn: Internet)

Vai trò của việc training

Training công việc đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp cũng như là một hoạt động có ý nghĩa đối với tất cả các nhân viên. Vậy vai trò của việc training là gì?

Đối với doanh nghiệp

Các doanh nghiệp khi hoạt động đều mong muốn mình sẽ có một đội ngũ nhân viên giỏi. Để đạt được điều đó, trước tiên doanh nghiệp cần phải có chương trình training nhân viên cụ thể cho từng vị trí.

Việc training công việc ở thời điểm ban đầu sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đưa ra được quyết định rằng nhân viên mới đó có nên thuê hay không. Bên cạnh đó, trong quá trình training, nếu ứng viên thể hiện được kỹ năng và khả năng đáp ứng công việc tốt, điều đó cũng đồng nghĩa họ có thể làm tốt nhiệm vụ và góp phần vào sự phát triển của công ty.

Đối với doanh nghiệp, training là một quy trình hoặc một quá trình có giá trị nhằm cải thiện hiệu suất làm việc cho nhân viên. Các quy trình training nhân viên được thiết kế giúp nâng cao kỹ năng nhằm phục vụ cho công việc, tối ưu hóa và giảm thiểu sai sót, giúp họ có thể thăng tiến trong sự nghiệp.

Training nhân viên giúp doanh nghiệp có được đội ngũ nhân sự giỏi

Training nhân viên giúp doanh nghiệp có được đội ngũ nhân sự giỏi (Nguồn: Internet)

Đối với nhân viên

Đối với nhân viên mới, việc training công việc giúp họ làm quen với công việc và môi trường làm việc mới. Training nhân sự sẽ giúp người lao động hiểu được văn hóa nơi làm việc, các quy định cũng như giúp họ ngày càng thành thục hơn với công việc.

Đối với nhân viên cũ, các buổi training thường được tổ chức nhằm nâng cao kỹ năng từ đó nâng cao chất lượng công việc. Thông qua đó, họ có thể nhanh chóng xác định được các mục tiêu cá nhân lớn hơn tại doanh nghiệp.

Nhân viên sẽ có thêm kiến thức và kỹ năng thông qua các chương trình training

Nhân viên sẽ có thêm kiến thức và kỹ năng thông qua các chương trình training (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm:

Thu phục nhân tâm - Tuyệt kỹ quản lý nhân sự nhất định không nên bỏ qua

Tư duy phản biện thêm xịn nhờ 3 thói quen

4 hình thức training nhân sự phổ biến

Training công việc là một hình thức giúp nhân viên có thể tiếp cận với những kiến thức mới. Đối với từng vị trí sẽ có những nội dung training phù hợp. Thông thường với một người nhân viên mới, ở những tháng đầu tiên, họ sẽ được cung cấp tài liệu hướng dẫn công việc, training những kiến thức và kỹ năng liên quan tới công việc. Tùy thuộc vào khả năng của mỗi người mà thời gian training sẽ khác nhau. Nhìn chung các doanh nghiệp đều có 4 hình thức training nhân viên phổ biến như dưới đây:

Training định kỳ (Internal session)

Training định kỳ (Internal session) là hình thức đào tạo diễn ra hằng tuần, tháng hoặc quý tùy theo kế hoạch của mỗi doanh nghiệp. Training nhân viên định kỳ sẽ diễn ra theo thông qua những buổi gặp mặt trong doanh nghiệp theo từng đội nhóm.

Những buổi training nhân sự định kỳ này sẽ giúp cho nhân viên ôn lại và rèn luyện thêm những kỹ năng và kiến thức liên quan. Từ đó có thể giải quyết được những khó khăn và phối hợp làm việc có hiệu quả hơn với các phòng ban khác.

Training nhân sự định kỳ giúp ôn lại và rèn luyện kiến thức, kỹ năng

Training nhân sự định kỳ giúp ôn lại và rèn luyện kiến thức, kỹ năng (Nguồn: Internet)

Đào tạo qua công việc (On-the-job training)

Hình thức đào tạo qua công việc OTJ (On-the-job Training) là hình thức training nhân viên thông qua công việc thực tế. Quá trình đào tạo này cần đảm bảo có đủ thời gian để nhân viên có thể nắm được công việc cũng như không làm ảnh hưởng đến tiến độ. Hình thức training này dành cho những công việc mang tính thực hành cao.

Hướng dẫn trực tiếp

Hướng dẫn trực tiếp là hình thức người quản lý hoặc nhân viên có kinh nghiệm trong công việc sẽ training cho nhân viên mới hoặc nhân viên cấp thấp hơn những kiến thức, kỹ năng để có thể hoàn thành tốt công việc.

Hướng dẫn trực tiếp thông qua quản lý hoặc nhân viên có nhiều kinh nghiệm

Hướng dẫn trực tiếp thông qua quản lý hoặc nhân viên có nhiều kinh nghiệm (Nguồn: Internet)

Online training

Hình thức training online được thực hiện thông qua các bài giảng bằng video, internet, email,... Hình thức này có thể tiến hành tại nơi làm việc hay thậm chí là ở nhà một cách dễ dàng. Việc training nhân viên bằng hình thức online sẽ giúp tiết kiệm chi phí và thời gian cho cả doanh nghiệp lẫn nhân viên.

Các loại hình training trong doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều sẽ xây dựng cho mình một lộ trình training nhân sự nhằm đảm bảo chất lượng làm việc của nhân viên cũng như có thể thúc đẩy sự phát triển của công ty. Dưới đây là các loại hình training nhân viên được áp dụng chủ yếu trong doanh nghiệp:

Pre-employment training (đào tạo trước khi làm việc)

Đào tạo nhân viên trước khi làm việc (pre-employment training) là loại hình training được áp dụng cho tất cả các nhân viên mới. Việc này sẽ giúp cho họ có thể hiểu được công việc một cách nhanh chóng. Quá trình training công việc này sẽ giúp giảm thời gian và chi phí đào tạo sau khi nhân viên được chính thức tuyển dụng.

Orientation (định hướng)

Đào tạo định hướng (Orientation) là loại hình training nhân sự nhằm mục đích giới thiệu về cơ cấu tổ chức doanh nghiệp khi họ mới bắt đầu làm việc. Những buổi training này thường kéo dài vài ngày tùy theo mức độ công việc.

Thông qua loại hình training này, nhân viên sẽ có được những ấn tượng đầu tiên về doanh nghiệp cũng như giúp cho họ có được niềm tin, mong muốn gắn bó. Đây được xem là loại hình training nhân viên cần phải có.

In-service training (đào tạo tại chức)

Đào tạo tại chức (In-service Training) là loại hình training được diễn ra trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp. Khi có sự thay đổi về quy trình hay sản phẩm, doanh nghiệp sẽ tổ chức những buổi đào tạo tại chức nhằm giúp họ nắm được và thích ứng với sự đổi mới, cũng như nâng cao trình độ, kỹ năng giúp quá trình vận hành doanh nghiệp không bị gián đoạn.

Career Development training (đào tạo phát triển sự nghiệp)

Đào tạo phát triển sự nghiệp là loại hình đào tạo tương tự với đào tạo tại chức. Loại hình này thường sẽ không được áp dụng cho toàn bộ nhân viên trong công ty mà sẽ tập trung vào những người có tiềm năng, đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Bên cạnh đó, đào tạo phát triển sự nghiệp còn tạo động lực cho các nhân viên cải thiện hơn từng ngày để họ có thể nhân được đánh giá cao và thăng tiến hơn trong sự nghiệp. Loại hình training nhân viên theo hướng phát triển này còn giúp cho nhân viên cảm thấy công ty đang đặt kỳ vọng lên họ, từ đó tạo thêm sự gắn kết giữa nhân viên và doanh nghiệp.

>>> Xem thêm:

Cách xác định công việc hoàn hảo dành cho bạn

Những năng lực của nhà quản lý tương lai

Làm mình nổi bật hơn trong thế giới ồn ào

Quy trình training nhân viên chi tiết

Dưới đây là quy trình training nhân viên chi tiết:

Xác định nhu cầu training dành cho nhân viên: Trước khi tiến hành tổ chức training công việc, doanh nghiệp cần xác định được đối tượng training và mục đích training là gì.

Xây dựng quy trình training cụ thể: Quy trình training nên gồm các mục sau:

  • Tên của chương trình training công việc
  • Mục tiêu
  • Đối tượng được training
  • Đối tượng và phòng ban đảm nhiệm
  • Hình thức và nội dung training
  • Thời gian và địa điểm
  • Yêu cầu cần phải đạt được sau khóa training
  • Các điều kiện ràng buộc (nếu có)

Triển khai chương trình training: Sau khi đã xây dựng được kế hoạch đào tạo, thông tin đến các phòng ban liên quan mục đích của chương trình training. Phối hợp với các ban liên quan giúp buổi training phù hợp với điều kiện làm việc.

Đo lường và đánh giá: Sau khi đã hoàn thành chương trình training nhân viên, doanh nghiệp cần phải đánh giá hiệu quả của việc training này. Các chỉ tiêu đo lường và đánh giá sẽ khác nhau tùy thuộc vào đặc thù công việc.

 

Trong thời buổi phát triển hiện đại như hiện nay, các chương trình training dần trở nên phổ biến trong doanh nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu suất làm việc của nhân viên. Hy vọng với thông tin này của CareerViet sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về training là gì và các hình thức training cơ bản.

Bài viết khác

Tìm hiểu PM là gì, vai trò, và kỹ năng cần có của một PM trong quản lý dự án. Cùng CareerViet tìm hiểu rõ về nghề PM và tiềm năng phát triển của nó. Xem ngay!

Xem thêm

ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh? Nhấn xem ngay bài viết để cùng tìm hiểu ATTN nghĩa là gì và cách sử dụng trong email nhé!

Xem thêm

Tìm hiểu cách dùng hàm SUMIFS trong Excel hiệu quả, những lỗi phổ biến thường gặp nhất và cách tối ưu hóa quá trình tính toán dữ liệu!

Xem thêm

FMCG là ngành gì và khám phá những xu hướng nổi bật và cơ hội nghề nghiệp đang nổi lên trong ngành FMCG!

Xem thêm

Mô hình SWOT dần trở nên phổ biến và được áp dụng trên hầu hết các lĩnh vực từ việc kinh doanh, marketing cho đến học tập và cách sống. Vậy SWOT là gì?

Xem thêm

Chứng chỉ xây dựng năng lực hạng 3 là gì? Hồ sơ và điều kiện cấp như thế nào? Thủ tục cấp chứng chỉ ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nhé!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay