Tránh xa việc "tám" chuyện sai lệch khi quay lại làm việc

Lượt xem: 12,706

Sau chuỗi ngày dài làm việc tại nhà, bạn nhận được thông báo đến văn phòng và bắt nhịp trở lại với đời sống công sở? Sau một thời gian xa cách, tâm trạng chung của mọi người chắc hẳn sẽ thấy nhớ, thấy thiếu thiếu và cảm giác gặp lại đồng nghiệp khiến bạn trở nên hồ hởi, nhiệt tình muốn “tám chuyện” đủ thứ với mọi người ngay từ buổi đầu tiên.Tuy nhiên, dù tay bắt mặt mừng ra sao, bạn hãy nhớ "vui thôi đừng vui quá" mà vô tình đẩy những câu chuyện phím tưởng như bình thường vượt quá giới hạn. Hãy cùng CareerViet.vn xem qua một số lời khuyên để tự nhắc nhở bản thân luôn giữ đúng chừng mực trong mọi cuộc hội thoại B2O (Back to Office - tạm dịch: quay lại làm việc) cùng đồng nghiệp nhé.

1. DỪNG LAN TRUYỀN NHỮNG TIN TỨC CHƯA XÁC THỰC VỀ DỊCH BỆNH HIỆN TẠI

Thời gian qua, trong lúc dịch bệnh COVIV-19 đã làm đảo lộn mọi mặt trong cuộc sống của người dân trên toàn thế giới thì ngoài việc chung tay cùng cộng đồng thực hiện những biện pháp kiểm soát sức khoẻ nghiêm túc như hạn chế tiếp xúc với người bệnh, hạn chế đi ra ngoài khi không có việc cần thiết, không tụ tập đám đông, việc không lan truyền những thông tin giả mạo về dịch bệnh cũng là một trong những cách hiệu quả để góp phần chống dịch và tránh gây hoang mang dư luận.

Vì vậy, ngay khi B2O, dù vui đến đâu bạn cũng cần nhớ tiếp tục giữ những quy tắc được khuyến cáo này như tránh tụm năm tụm ba, bàn luận quá nhiều về tình hình bệnh dịch hiện tại cũng như tuyệt đối tránh những nguồn tin không xác thực bởi nếu chẳng may lọt đến tai cấp quản lý, bạn có thể sẽ gặp rắc rối lớn về vấn đề giữ phong thái chuyên nghiệp nơi công sở, hoặc tệ hơn là dính dáng đến cả việc vi phạm về mặt pháp lý. Vì vậy, thay vì phát tán những tin tức gây ảnh hưởng tiêu cực và chưa kiểm tra được tính đúng sai, hãy tạo không khí vui vẻ bằng những lời hỏi thăm nhẹ nhàng, chân thành đến nhau và tập trung vào mục tiêu chính đó là nâng cao hiệu suất làm việc sau chuỗi ngày dài giãn cách.

2. TRÁNH CÁC VẤN ĐỀ NHẠY CẢM, DỄ GÂY HIỀM KHÍCH, KHÔNG “ VUI CHUYỆN” PHÁN XÉT BỀ NGOÀI CỦA ĐỒNG NGHIỆP

Những ngày dài tại nhà với lịch sinh hoạt đảo lộn ít nhiều có thể tác động đến những hoạt động đời thường của mỗi người như ăn uống, ngủ nghỉ, tập luyện thể thao và phần nào khiến một số người thay đổi về ngoại hình. Tuy nhiên, dù vui miệng đến đâu, việc đưa ra những nhận xét về cân nặng hay cơ thể của người khác là điều bạn cần tuyệt đối tránh.

Thay vào đó, bạn chỉ nên nói về những điều tích cực như thần thái của người đồng nghiệp mình đang gặp là đã đủ cho một câu thăm hỏi ít nhạy cảm mà vẫn thể hiện thái độ chân thành khi gặp lại sau thời gian dài. Ví dụ như: “Trông anh/ chị thật rạng rỡ, chắc hôm nay sẽ thật vui đây”. Qua đó, bạn không chỉ kết nối lại tình cảm với mọi người mà còn thể hiện được sự thân thiện, lịch sự và hoà nhập của bản thân. Hãy nhớ rằng những lời khen đúng lúc luôn mang lại lợi ích cho cả đôi bên.

3. HÃY THÂN THIẾT NHƯNG ĐỪNG SUỒNG SÃ, GIỮ THÁI ĐỘ CHUYÊN NGHIỆP TRONG MỌI TÌNH HUỐNG

Công sở luôn là nơi thể hiện sự chuyên nghiệp nhưng cũng là nơi cần sự thoải mái và cởi mở. Tuy nhiên bạn cần thật đặc biệt chú ý đến cách hành xử của bản thân. Dù muốn tỏ ra thân thiện với mọi người nhưng đừng nên thân thiện quá mức dẫn đến sự suồng sã. Bạn đừng nên mang theo thói quen cư xử ở nhà theo mình đến cả công ty. Dẫu gì môi trường khác nhau nên cùng một vấn đề có thể với người này là bình thường nhưng với người khác lại có thể gây ra tiêu cực. Bạn hoàn toàn có thể trêu đùa thành viên trong gia đình một cách thoải mái nhưng bạn không thể áp dụng quá trớn bởi sẽ gây ra cảm giác khó chịu khi những câu đùa vượt quá sự cho phép. Do đó, sau nhiều tháng không gặp nhau, "buôn chuyện" một chút cho vui sẽ giúp công ty thêm gắn kết, không khí cởi mở hơn nhưng hãy luôn nhớ không sa đà vào những cuộc hội thoại không hồi kết hay tỏ ra thân thiện đến mức suồng sã bạn nhé.

CareerViet.vn chúc bạn có những ngày B2O thật rộn ràng, hứng khởi và đầy hiệu quả cho công việc để cùng mau chóng giúp công ty phục hồi và phát triển trong những tháng sắp tới đây của năm 2020.

>>>> Xem thêm : Việc tốt Lương cao

Nguồn hình: Freepik

Bài viết khác

Tìm hiểu PM là gì, vai trò, và kỹ năng cần có của một PM trong quản lý dự án. Cùng CareerViet tìm hiểu rõ về nghề PM và tiềm năng phát triển của nó. Xem ngay!

Xem thêm

ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh? Nhấn xem ngay bài viết để cùng tìm hiểu ATTN nghĩa là gì và cách sử dụng trong email nhé!

Xem thêm

Tìm hiểu cách dùng hàm SUMIFS trong Excel hiệu quả, những lỗi phổ biến thường gặp nhất và cách tối ưu hóa quá trình tính toán dữ liệu!

Xem thêm

FMCG là ngành gì và khám phá những xu hướng nổi bật và cơ hội nghề nghiệp đang nổi lên trong ngành FMCG!

Xem thêm

Mô hình SWOT dần trở nên phổ biến và được áp dụng trên hầu hết các lĩnh vực từ việc kinh doanh, marketing cho đến học tập và cách sống. Vậy SWOT là gì?

Xem thêm

Chứng chỉ xây dựng năng lực hạng 3 là gì? Hồ sơ và điều kiện cấp như thế nào? Thủ tục cấp chứng chỉ ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nhé!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay