Tư duy phản biện là gì? Phương pháp rèn luyện tư duy phản biện trong công việc

Lượt xem: 19,694

Tư duy phản biện đóng vai trò quan trọng trong công việc và cuộc sống. Để thăng tiến và tạo ra được thành tựu trong mọi khía cạnh thì đây chính là kỹ năng cần được rèn luyện và trau dồi thường xuyên. Bài viết hôm nay chia sẻ chi tiết về tư duy phản biện là gì cũng như những phương pháp giúp cải thiện kỹ năng này. Cùng CareerViet tìm hiểu ngay.

Tư duy phản biện là gì?

Tư duy phản biện (Critical thinking) được định nghĩa là khả năng xem xét, đánh giá và phân tích một vấn đề hoặc tình huống từ nhiều góc độ khác nhau, không chỉ dựa trên quan điểm cá nhân, mà còn dựa trên những chứng cứ hiện có, lý luận và tính logic. Đây là một phương pháp tư duy mang tính tích cực và chủ động, trong đó, việc đặt câu hỏi, đưa ra luận điểm đáng tin cậy từ dữ liệu có sẵn được khuyến khích thực hiện.

Tư duy phản biện khả năng đánh giá tình huống từ nhiều góc độ

Tư duy phản biện khả năng đánh giá tình huống từ nhiều góc độ (Nguồn: Internet)

Xem thêm:

Giải quyết bất đồng quan điểm trong... 7 nốt nhạc

Đề phòng khủng hoảng giữa sự nghiệp

Đặc điểm của tư duy phản biện

Tư duy phản biện sở hữu một số đặc điểm nổi bật như sau:

  • Tính logic và lý luận: Tư duy phản biện vận hành dựa trên việc áp dụng các nguyên lý logic và lý luận để đưa ra các luận điểm hợp lý và có căn cứ.
  • Tính khách quan: Kỹ năng này cũng yêu cầu khả năng đánh giá các quan điểm và thông tin một cách khách quan, không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc hoặc định kiến cá nhân.
  • Tính kỹ lưỡng: Critical thinking đòi hỏi khả năng phân tích một cách chi tiết và tỉ mỉ trong mọi vấn đề.
  • Tính linh hoạt và sẵn lòng thay đổi: Tư duy phản biện không đóng kín trong một quan điểm duy nhất mà sẵn lòng thay đổi luận điểm khi có bằng chứng hoặc lý luận, logic mới.
  • Tính tự tin và độc lập: Critical thinking tạo ra sự tự tin và độc lập trong quá trình đánh giá và đưa ra quyết định.

Critical thinking có tính logic và lý luận

Critical thinking có tính logic và lý luận (Nguồn: Internet)

Tầm quan trọng - vai trò của tư duy phản biện

Tư duy phản biện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều mặt khác nhau của công việc và cuộc sống. Vậy vai trò của tư duy phản biện là gì? Cụ thể, kỹ năng này mang đến một số lợi ích như:

  • Mang tính cần thiết trong nhiều lĩnh vực: Bất kỳ ngành nghề nào cũng cần đến sự tham gia của tư duy phản biện. Nguyên nhân là vì khả năng này liên quan đến sự lập luận mang tính logic cao nên sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề xảy ra theo hướng đúng đắn. Đây cũng là yếu tố cần thiết để trở thành một trưởng nhóm giỏi trong kinh doanh hoặc chính trị.
  • Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tri thức: Critical thinking giúp con người vận dụng trí óc một cách linh hoạt, khuyến khích sự tò mò và sáng tạo để tìm kiếm các giải pháp mới, đặc biệt là trong ngành Công nghệ thông tin. Điều này góp phần hỗ trợ sự phát triển của nền kinh tế nói chung.
  • Cải thiện kỹ năng ngôn ngữ và thuyết trình: Tư duy phản biện cũng giúp phân tích và tổ chức thông tin một cách logic và có cấu trúc. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề đang được “mổ xẻ”, tạo cảm hứng thuyết trình và trình bày lưu loát hơn.
  • Thúc đẩy khả năng sáng tạo: Bằng cách đặt câu hỏi, phản biện và suy ngẫm về các vấn đề đang đề cập, bạn sẽ tìm ra nhiều góc nhìn khác nhau. Từ đó, bạn cũng sẽ tạo ra các ý tưởng sáng tạo từ các nguồn thông tin và nguồn cảm hứng mới mẻ.

Tư duy phản biện mang tính chất cần thiết trong nhiều lĩnh vực

Tư duy phản biện mang tính chất cần thiết trong nhiều lĩnh vực (Nguồn: Internet)

Xem thêm:

Có "bạn" thực lòng nơi công sở - bạn làm được

Làm sao để khỏi nói lan man trong cuộc họp?

Phân loại tư duy phản biện

Tư duy phản biện được chia thành hai loại khác nhau trên thực tế. Mỗi loại như vậy sẽ có các đặc điểm đặc trưng riêng biệt, cụ thể như sau:

Tư duy phản biện tự điều chỉnh

Critical thinking tự điều chỉnh là quá trình mà trong đó, bản thân của mỗi người sẽ tự tranh luận với các quan điểm của chính họ từ trong nội tâm. Trên thực tế, mỗi người sẽ có những nhìn nhận khác nhau đối với một vấn đề, có thể đúng cũng có thể sai. Những người có tư duy phản biện tự điều chỉnh sẽ biết cách hoàn thiện luận điểm và đưa ra ý kiến phản biện ở mức độ hoàn chỉnh nhất.

Tư duy phản biện ngoại cảnh

Tư duy phản biện ngoại cảnh có nghĩa là bạn sẽ đưa ra những suy nghĩ, ý kiến khách quan mà tự bản thân cho là đúng để phản bác lại với các luận điểm có tính chất sai lệch với vấn đề đang đề cập. Trong một tập thể chung không thể tránh khỏi trường hợp “9 người, 10 ý”. Điều này làm xuất hiện các ý kiến trái chiều, quan điểm không giống nhau. Một số lý luận có thể logic và hợp lý nhưng cũng có vài trường hợp sẽ lệch đi so với chân lý.

Tư duy phản biện ngoại cảnh thường xuất hiện trong một nhóm người

Tư duy phản biện ngoại cảnh thường xuất hiện trong một nhóm người (Nguồn: Internet)

Phương pháp rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện trong công việc

Rèn luyện tư duy phản biện giúp bạn trở nên linh hoạt và chủ động trong mọi vấn đề. Dưới đây là các giải pháp giúp cải thiện kỹ năng này hiệu quả và dễ thực hiện mà bạn nên cân nhắc:

Không ngừng trau dồi kiến thức cho bản thân

Kiến thức có được tỷ lệ thuận với khả năng tranh biện thành công trong mọi vấn đề. Do đó, để cải thiện tư duy phản biện, bạn cần biết học cách liên tục trau dồi kiến thức mới cho bản thân. Ngoài tìm kiếm, học tập các lĩnh vực mang tính chuyên môn, bạn cũng cần quan sát và thu thập những thông tin bên lề để có thể hỗ trợ bản thân phản biện trong một vấn đề nào đó không thuộc chuyên ngành.

Xây dựng một tầm nhìn khách quan

Tư duy phản biện đề cao tầm nhìn khách quan. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người có thói quen chỉ tin vào những điều muốn tin và không quan tâm đến sự góp ý từ người khác. Do vậy, để lý lẽ của bạn có “trọng lượng”, tốt nhất, bạn nên tập cách lắng nghe và suy xét mọi việc từ nhiều khía cạnh.

Có tầm nhìn khách quan để rèn luyện tư duy phản biện

Có tầm nhìn khách quan để rèn luyện tư duy phản biện (Nguồn: Internet)

Tạo thói quen đặt câu hỏi khi thắc mắc

Một vấn đề có thể tồn tại nhiều mặt. Nếu chỉ nhìn sơ qua, bạn có thể sẽ không thấy được mặt đúng của sự thật. Do đó, việc đặt các câu hỏi mở là rất cần thiết để đào sâu tình huống, tìm kiếm thông tin để nhận ra nhân tố quan trọng cuối cùng của vấn đề đó.

Lắng nghe phản hồi và không ngại thay đổi

Những ý kiến, lập luận bạn đưa ra có thể đúng và cũng có thể sai. Do vậy, để nâng cao tư duy phản biện, bạn cần biết cách lắng nghe phản hồi từ người khác. Điều này không chỉ giúp bạn nhận thức về những khuyết điểm của mình mà còn mở ra cơ hội để tiến bộ. Ngoài ra, đừng ngại thay đổi khi quan điểm của bản thân không còn phù hợp với tính logic ở hiện tại. Hãy luôn mở rộng tầm nhìn và tìm kiếm những kiến thức mới mẻ.

Lắng nghe để thay đổi tốt hơn

Lắng nghe để thay đổi tốt hơn (Nguồn: Internet)

Học tập từ đồng nghiệp

Tìm những đồng nghiệp có kinh nghiệm và kiến thức sâu trong lĩnh vực công việc, tận dụng cơ hội trao đổi ý kiến với họ. Cùng nhau thảo luận về các vấn đề công việc, đặt câu hỏi và lắng nghe những quan điểm khác nhau. Điều này giúp mở rộng góc nhìn của bạn và khám phá ra những lý lẽ, quan điểm mới.

Luôn mở lòng tiếp nhận những ý kiến đối lập

Những ý kiến đối lập giúp bạn nhìn nhận vấn đề từ nhiều phía khác nhau. Điều này giúp bạn có cái nhìn toàn diện và tránh tụt hậu trong tư duy. Do đó, đừng ngại ngần khi phải lắng nghe các ý kiến trái với luận điểm hay niềm tin của bạn.

Thực hành thường xuyên

Cũng giống như các kỹ năng mềm khác, thực hành thường xuyên tư duy phản biện giúp bạn trở nên thành thạo hơn khi ứng dụng vào đời sống. Ngoài ra, việc luyện tập liên tục còn giúp bạn trở nên tự tin hơn khi đối mặt với các thách thức và vấn đề trong công việc.

Thực hành để nâng cao tư duy phản biện

Thực hành để nâng cao tư duy phản biện (Nguồn: Internet)

Xem thêm:

Cách xác định công việc hoàn hảo dành cho bạn

Các chiến lược phỏng vấn hiệu quả hàng đầu

Đâu là rào cản trong quá trình phát triển tư duy phản biện?

Trong khi phát triển tư duy phản biện, có một số rào cản có thể gây khó khăn và ảnh hưởng đến quá trình này, điển hình phải kể đến đó là:

  • Sự thiếu kiên nhẫn và vội vã: Tư duy phản biện đòi hỏi thời gian và sự xem xét kỹ lưỡng. Tuy nhiên, nếu thiếu tính kiên nhẫn có thể khiến những kết luận được đưa ra theo cách vội vàng, không cân nhắc đầy đủ các khía cạnh và bằng chứng.
  • Sự sợ hãi và khó chịu: Một số người có thể cảm thấy sợ hãi hoặc khó chịu khi đối mặt với ý kiến đối lập, làm hạn chế quá trình phát triển tư duy phản biện.
  • Thiếu kiến thức và thông tin: Để phát triển tư duy phản biện, cần có kiến thức và thông tin đầy đủ về các vấn đề và lĩnh vực liên quan. Nếu thiếu hụt yếu tố này có thể làm hạn chế khả năng phân tích và suy luận logic.

Sự thiếu kiên nhẫn dẫn đến sai sót khi phản biện

Sự thiếu kiên nhẫn dẫn đến sai sót khi phản biện (Nguồn: Internet)

Trên đây là các thông tin xoay quanh kỹ năng tư duy phản biện và cách cải thiện kỹ năng hiệu quả. Hy vọng sau khi đọc xong, bạn sẽ biết thêm được nhiều tips hay để trau dồi lối suy nghĩ, lý luận logic mỗi ngày, phục vụ tốt cho công việc. Nếu có nhu cầu muốn tìm kiếm những mẫu CV đẹp để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, truy cập ngay CVHay để tham khảo cách thiết kế CV sao cho độc đáo. Đừng quên truy cập CareerViet để cập nhật thông tin về các mẫu CV cho những ngành nghề khác.

Bài viết khác

Tìm hiểu PM là gì, vai trò, và kỹ năng cần có của một PM trong quản lý dự án. Cùng CareerViet tìm hiểu rõ về nghề PM và tiềm năng phát triển của nó. Xem ngay!

Xem thêm

ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh? Nhấn xem ngay bài viết để cùng tìm hiểu ATTN nghĩa là gì và cách sử dụng trong email nhé!

Xem thêm

Tìm hiểu cách dùng hàm SUMIFS trong Excel hiệu quả, những lỗi phổ biến thường gặp nhất và cách tối ưu hóa quá trình tính toán dữ liệu!

Xem thêm

FMCG là ngành gì và khám phá những xu hướng nổi bật và cơ hội nghề nghiệp đang nổi lên trong ngành FMCG!

Xem thêm

Mô hình SWOT dần trở nên phổ biến và được áp dụng trên hầu hết các lĩnh vực từ việc kinh doanh, marketing cho đến học tập và cách sống. Vậy SWOT là gì?

Xem thêm

Chứng chỉ xây dựng năng lực hạng 3 là gì? Hồ sơ và điều kiện cấp như thế nào? Thủ tục cấp chứng chỉ ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nhé!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay