Không còn stress khi WFH

Lượt xem: 10,686

Đây có lẽ là lần đầu tiên nhiều công sở phải cho nhân viên WFH trong thời gian dài đến vậy. Một số người hẳn đã nhận ra rằng thức dậy buổi sáng đúng giờ để làm việc khó thế nào, và việc ngồi vào làm hay ăn uống tử tế còn khó hơn. Có lẽ bạn sắp "gục ngã" vì stress mà không nhận ra. CareerViet giúp bạn đây.

Covid-19 khiến chúng ta nhận ra: hoá ra stress có ở khắp mọi nơi, kể cả ở nhà - nơi mà chúng ta vốn thấy thoải mái nhất.

Stress có ở khắp mọi nơi, kể cả ở nhà - nơi mà chúng ta vốn thấy thoải mái nhất
Stress có ở khắp mọi nơi, kể cả ở nhà - nơi mà chúng ta vốn thấy thoải mái nhất

1. Dấu hiệu stress
Stress có thể biểu hiện ở một số thay đổi về cảm xúc khó đong đếm. Nhưng bạn nên để ý các dấu hiệu dễ thấy trên chính cơ thể mình, chúng không nói dối đâu:
- Đau đầu: stress là nhân tố gây ra và làm trầm trọng thêm bệnh đau đầu.
- Mất ngủ: stress kìm hãm não tiết ra hormone melatonin, khiến bạn khó vào giấc, chất lượng giấc ngủ kém hoặc thức trắng đêm.
- Hơi thở gấp: stress làm cơ hoành và các nhóm cơ hỗ trợ hô hấp khác cũng bị căng thẳng theo. Bạn thở những hơi ngắn và gấp hơn bình thường.
- Tim đập nhanh: hormone gây stress - cortisol khiến cơ thể rơi vào trạng thái chiến đấu với mối nguy hiểm. Tim sẽ đập nhanh hơn để đẩy máu đến các bộ phận quan trọng trong cơ thể.
- Kinh nguyệt đến trễ: Cortisol khiến các chức năng không phục vụ mục tiêu sinh tồn của cơ thể tạm thời dừng lại, trong đó có chức năng sinh sản.
- Đau các cơ (cổ vai gáy, lưng, chân): hormone Cortisol cũng khiến các cơ bị căng đau, nhức mỏi.
- Ợ nóng, đau dạ dày: stress khiến lượng axit trong dạ dày tăng mạnh, dễ gây viêm loét dạ dày, co thắt thực quản.

2. Mạnh tay giải quyết stress
Ăn đúng và đủ chất
Stress và chế độ ăn uống có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi tâm trí quá tải, bạn thường ăn uống thiếu suy nghĩ và tìm đến những món ăn tiện lợi nhiều đường, mỡ. Rồi chế độ ăn không khoa học lại khiến cơ thể xuống sức và khó chiến đấu với stress.

Để tránh điều này, một thực đơn các món chính và đồ ăn vặt lành mạnh sẽ ngăn chúng ta khỏi ‘lầm lỡ’:
- Các loại hạt: hạt điều, óc chó, hạnh nhân... chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hoá.
- Các loại cá: cá hồi, cá thu, cá ngừ, hàu... chứa nhiều axit béo Omega-3.
- Hoa quả: các loại mâm xôi, việt quất, cam, kiwi, cà chua chứa nhiều vitamin C chống lại lão hoá và tổn thương tế bào ở não.

Chế độ ăn không khoa học lại khiến cơ thể xuống sức và khó chiến đấu với stress
Chế độ ăn không khoa học lại khiến cơ thể xuống sức và khó chiến đấu với stress

Giữ thói quen sinh hoạt đều đặn
Điều này đã được CareerViet tư vấn nhiều lần, nhưng không bao giờ là thừa: Thói quen sinh hoạt khoa học có khả năng phòng ngừa căn bệnh mất trí nhớ. Đồng thời, mang lại cảm giác an toàn và bớt lo âu khi bạn buộc phải thích nghi với môi trường, cách sống mới.

Thói quen tốt không chỉ bao gồm việc thức dậy và đi ngủ, ăn uống đúng giờ, mà còn là tham gia các hoạt động thể chất, giải trí (đọc sách, trồng cây...), nấu ăn, pha trà. Các hoạt động được duy trì theo một khung thời gian nhất định cũng giúp bạn quên đi stress.

Tập thể dục hàng ngày
Vận động thể chất giúp chúng ta phân tán tư tưởng khỏi những lo âu. Các động tác lặp đi lặp lại đặt cơ thể trong trạng thái tập trung cần thiết, phần nào đó giống như khi tập thiền. Chỉ cần tập trung trong từng động tác là đã đủ để cơ thể tạo ra năng lượng tích cực, bạn sẽ bình ổn tâm trạng và có cái nhìn rõ ràng hơn về hoàn cảnh hiện tại.

Và khi tập thể thao, não kích thích tiết ra hormone hạnh phúc Endorphins, giúp bạn bớt mệt mỏi và lo lắng. Hoạt động này vừa giúp luyện tập sức bền trong ý chí, vừa tạo nên một cơ thể khỏe mạnh. Sức khỏe tốt chính là phương tiện để vượt qua stress.

Tập thở
Hít thở sâu và tập trung vào hơi thở là một trong những cách dễ nhất để giảm stress. Khi bạn hít vào thở ra thật sâu, não sẽ nhận ra đây là tín hiệu để bình tĩnh và thư giãn. Tín hiệu này sẽ được truyền đến khắp cơ thể, làm chậm nhịp tim lại, hạ huyết áp và giúp các cơ bắp thả lỏng.

Trong đại dịch, việc luyện tập hít thở sâu còn được khuyến khích áp dụng cho từ bệnh nhân nhiễm COVID, bệnh nhân đã phục hồi cho đến những người làm việc trong môi trường có cường độ lớn, nguy hiểm như bác sĩ, bộ đội… Bạn có thể thử một trong các bài tập thở hữu ích tại đây.

Hít thở sâu và tập trung vào hơi thở là một trong những cách dễ nhất để giảm stress
Hít thở sâu và tập trung vào hơi thở là một trong những cách dễ nhất để giảm stress

Học cách từ chối
Bạn đang bận bù đầu nhưng con cái quấy khóc, người nhà nhờ vả chạy xuống lấy đồ do shipper giao đến, rồi việc nhà... Nhiều người cho rằng làm việc ở nhà nghĩa là bạn tiết kiệm được nhiều thời gian hơn, đồng nghĩa với việc bạn có điều kiện (và nghĩa vụ) giúp đỡ họ.

Từ chối những người thân thiết không hề dễ dàng, nhưng bạn nên giải thích rằng bản thân cần có không gian và thời gian riêng để làm việc, như lúc đang đi làm ở công sở. Hãy đặt giới hạn: công việc nào có thể giúp và công việc nào buộc phải từ chối. Họ sẽ phải tự có phương án xử lý đầu việc đó như khi không có bạn ở nhà.

Kết
Trên đây là các cách để vượt ra khỏi trạng thái stress hay các vấn đề tâm lý khác. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể hiểu rằng stress là một điều bình thường trong đời sống, và đôi khi không đến từ công việc. Nếu đã làm hết sức nhưng không giải tỏa được lo âu, khó chịu do stress, đừng ngại tìm đến chuyên gia tâm lý để giải quyết kịp thời.

Bài viết khác

Sau nhiều tháng WFH, có thể bạn không muốn quay lại làm văn phòng toàn thời gian. Bạn muốn đề xuất với nhân sự để làm việc linh hoạt, hoặc thậm chí là tiếp tục làm việc tại nhà vô thời hạn nếu được? Trước khi quyết định, bạn nên xem xét những vấn đề của làm việc từ xa trong ''bình thường mới''.

Xem thêm

Làm việc tại nhà nghe có vẻ giống như một giấc mơ: ngủ muộn hơn, mặc trang phục thoải mái, ăn uống bất cứ lúc nào... Nhưng bạn cũng dễ dàng rơi vào trạng thái lười biếng, kết quả công việc bị đình trệ. Để ''vượt lười'' khi WFH, bước đầu tiên là tìm ra gốc rễ của vấn đề.

Xem thêm

Sau một thời gian dài WFH, rất nhiều người gặp phải tình trạng khó chịu ở mắt và thị lực có vấn đề. Nguyên nhân từ việc nhìn vào màn hình kỹ thuật số trong khoảng thời gian dài. Càng nhìn màn hình nhiều bao nhiêu, mắt bạn càng khó chịu bấy nhiêu. Đã đến lúc bạn cần điều chỉnh thói quen và không gian làm việc.

Xem thêm

Một số người thích làm việc tại nhà, nhưng số khác lại nhớ không khí nhộn nhịp sôi nổi của văn phòng. Cho dù bạn thích hay không, WFH kéo dài có thể khiến bạn thấy tù túng và bí bách. Những ý tưởng dưới đây có thể biến WFH thành một trải nghiệm vui vẻ và thú vị hơn.

Xem thêm

Có nhiều lý do khiến một số người chọn làm việc vào buổi đêm. Có thể là bạn thấy mình năng suất, sáng tạo hơn vào buổi đêm. Có thể là quá nhiều người cùng WFH khiến mạng internet ban ngày quá chậm, và bạn buộc phải chuyển sang làm đêm... Dù lý do là gì, bạn cũng cần thủ sẵn vài bí quyết giữ sức khỏe.

Xem thêm

Theo báo cáo của công ty công nghệ về họp trực tuyến Own Labs: 75% nhân viên WFH có năng suất cao hơn hoặc bằng so với khi làm tại công sở. Nguyên do là bởi đầu việc rót xuống quá nhiều, và chính bạn cũng chìm trong công việc đến quên thời gian. Nhưng bạn sẽ không thể duy trì như vậy mãi được...

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay