Làm việc từ xa
Lượt xem: 22,091
Nhiều công ty nhận thấy rằng làm việc từ xa là một biện pháp hiệu quả để tạo sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Đây là hình thức nhân viên làm việc ở những nơi khác thay vì ngồi tại công sở, được tăng cường nhờ các phương tiện liên lạc viễn thông và hệ thống mạng tòan cầu Internet.
Những người ủng hộ hình thức làm việc từ xa nêu ra các khỏan tiết kiệm từ việc cắt giảm chi phí bất động sản và trang thiết bị văn phòng cũng như khỏan tăng lợi nhuận đáng kể do việc tăng năng suất làm việc, tăng lòng trung thành và sự hài lòng trong công việc của nhân viên, đồng thời giảm đáng kể lượng nhân viên xin thôi việc. Còn bản thân những người làm việc từ xa khẳng định rằng hình thức này giúp họ giữ được cân bằng giữa công việc và các trách nhiệm riêng tư.
Năm 2000, AT&T – một công ty đã áp dụng triệt để hình thức làm việc từ xa những năm đầu thập niên 1990, đã tiến hành một cuộc điều tra ngẫu nhiên 1238 nhà quản lý và đã phát hiện rằng nhân viên làm việc từ xa đầu tư nhiều thời gian hơn.
Những người tham gia cuộc điều tra cho biết trung bình họ làm việc nhiều hơn 1 tiếng mỗi ngày, làm việc năng suất cao hơn, trung thành hơn, và hài lòng hơn với công việc của mình. Hai phần ba số nhà quản lý báo cáo rằng chính sách làm việc từ xa của công ty giúp cho công việc duy trì và thu hút nhân viên của họ trở nên dễ dàng hơn đáng kể.
AT&T còn cho biết họ tiết kiệm được 25 triệu USD hàng năm về chi phí bất động sản thông qua các nhân viên làm việc từ xa tòan thời gian. Những kết quả quan trọng này không chỉ ở AT&T mới có. Nhưng trước khi bạn chủ trương và xúc tiến một chương trình làm việc từ xa, công ty hay phòng ban của bạn nên suy nghĩ một số câu hỏi sau:
1) Những công việc nào phù hợp với hình thức làm việc từ xa?
2) Có những vấn đề gì liên quan đến luật pháp, quy định, bảo hiểm và kỹ thuật?
3) Giám sát các nhân viên làm việc từ xa như thế nào để đảm bảo trách nhiệm?
4) Liệu nhân viên có lo ngại rằng làm việc từ xa sẽ ảnh hưởng không tốt đến các cơ hội thăng tiến và các hình thức khen thưởng khác không?
Cho dù có nhiều lợi điểm, làm việc từ xa không thể phù hợp cho tất cả các tổ chức và cá nhân. Các chương trình như làm việc từ xa thích hợp nhất khi các công ty:
1) Cam kết thực hiện các phương thức họat động mới.
2) Hoạt động trong lĩnh vực thông tin chứ không phải công nghiệp.
3) Năng động, không phân chia cấp bậc, có công nghệ hiện đại.
4) Không phải chạy theo yêu cầu.
5) Sẵn sàng đầu tư vào thiết bị và đào tạo.
Làm việc từ xa cũng yêu cầu có sự thích nghi từ phía các nhà quản lý và giám sát. Xét cho cùng, nếu các nhân viên không nằm trong tầm kiểm sóat thì làm sao họ kiểm tra được liệu cac nhân viên đó có đang chuyên tâm làm việc không.
Theo hầu hết các chuyên gia thì giải pháp là các nhà quản lý nên chú trọng đến kết quả thay vì hoạt động. Điều này có nghĩa là đề ra các mục tiêu rõ ràng cho từng cá nhân làm việc từ xa, đảm bảo rằng họ hiểu các mục tiêu đó và thiết lập một hệ thống giám sát tiến độ theo từng giai đọan ngắn. Các nhà quản lý cũng phải tìm cách để đưa những người làm việc từ xa vào các nhóm lớn hơn, nếu không họ có thể bị cô lập, không giao tiếp với bên ngòai.
Rõ ràng làm việc từ xa đem lại cho các nhà quản lý một số khó khăn, song ích lợi, đặc biệt là trong việc cân bằng cuộc sống và công việc, duy trì nhân viên là không nhỏ.
>>> Xem ngay Việc tốt - Lương cao tại Hà Nội