Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
Câu hỏi về lịch sử lương luôn là câu hỏi "hóc búa" nhất mà nhà tuyển dụng sẽ bất thình lình hỏi bạn. Khi bạn nghe câu "Bạn mong muốn mức lương như thế nào?" chắc chắn bạn sẽ bối rối vì không biết phải ứng xử ra sao. Trong trường hợp bạn thực sự không muốn trả lời câu hỏi này, bạn phải biết cách xoay chuyển tình thế như thế nào để kịp thời đáp trả vừa nhanh nhạy, vừa khéo léo để nhà tuyển dụng không thể làm khó bạn.
“Lương cảm xúc” là một thành phần đặc biệt quan trọng trong quy trình tuyển dụng và quá trình giữ chân nhân viên nữ. Phụ nữ rất chú ý đến các yếu tố giúp cuộc sống của họ dễ dàng hơn. Đối với họ, mức lương cảm xúc cũng quan trọng chẳng kém các đề nghị chi trả trực tiếp bằng tiền.
"Đàm phán lương" là chu kỳ sẽ lặp đi lặp lại xuyên suốt quá trình làm việc của mỗi người. Phỏng vấn công ty mới, thương lượng mức lương nhận việc, rời khỏi vị trí hiện tại, ... Tiếp nối phần 1, CareerViet.vn cùng bạn tiếp tục câu chuyện này!
Hãy tham khảo các bước hướng dẫn đàm phán lương để hiểu hơn về đặc điểm chủ yếu của từng giai đoạn. Những gợi ý dưới đây có thể giúp bạn xác định đúng giá trị bản thân nhằm đề ra chiến lược và chiến thuật chinh phục tốt nhất mục tiêu là mức lương kỳ vọng. Cùng xem ngay bây giờ với CareerViet.vn nào!
Khả năng thương lượng và chiến thuật xây dựng lòng tin là hai kỹ năng cần thiết hàng đầu đối với những người đàm phán. Hãy cùng CareerViet.vn tưởng tượng mình trong 3 kịch bản đàm phán sau đây
Nhiều người hiểu rất rõ về lợi ích của việc đàm phán lương khi tìm việc mới. Họ có chủ ý rõ ràng và nỗ lực thực sự để bước vào cuộc thương lượng căng thẳng đó nhưng lại không biết cách để nó diễn ra hiệu quả.
Mọi kỹ năng đều cần luyện tập, kể cả việc đàm phán lương đối với người vốn sẵn tự tin. Vì vậy, nếu bạn thuộc tuýp người hướng nội và hơi rụt rè, bạn sẽ càng cần tham khảo ngay với CareerViet.vn 4 lời khuyên sau để giúp ích hơn cho một buổi đàm phán tưởng khó nhằn nhưng vẫn luôn có cách để vượt qua nhé.
Như một tất yếu, và cũng là mong đợi, của những người đi làm: Tiền lương sẽ tăng dần lên theo thời gian trôi qua. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn cũng phải đối mặt với thực tế rằng những nhân viên mới đến đang nhận được mức lương khỏi điểm cao hơn nhiều lần so với bạn khi bắt đầu chập chững gia nhập công ty. Có cảm giác như tốc độ tăng lương hằng năm của bạn còn thấp hơn mức độ thị trường điều chỉnh để bù đắp tỷ lệ trượt giá. Điều này đôi khi khiến nhiều người ngậm ngùi với kết luận rằng nỗ lực suốt nhiều năm của họ hoá ra đã quay trở về vạch xuất phát? Nhưng đó là cách thế giới này vận hành.
Vậy là bạn đã giành được một công việc mới và sẵn sàng tiến lên phía trước: Xin chúc mừng! Sau khi tận hưởng cảm giác phấn khởi và hài lòng vì được mời làm việc, nếu bạn quyết định chấp nhận, bước cuối cùng là đảm bảo rằng mức lương cùng các chế độ dành cho mình là phù hợp với nhu cầu và đáp ứng mong đợi.