Ý nghĩa của công việc

Lượt xem: 29,812

Thời điểm kết thúc năm, có lẽ bạn đã lắng lại để tự hỏi công việc mình đang làm có ý nghĩa gì? Thưởng cuối năm, thưởng Tết có thể là điều hấp dẫn gần nhất mà công việc hiện tại mang lại. Nhưng công thức thực sự để làm nên thành tựu của một người đi làm là gì?

Đôi khi, một công việc trở nên có ý nghĩa bởi những điều mà mọi người ít nghĩ tới như “Cảm giác được truyền cảm hứng”, hoặc “Sự tự do”. Tự đặt ra thang điểm từ 1 - 5 cho các yếu tố, và bạn sẽ biết công việc hiện tại mang lại cho bạn ý nghĩa nào nhiều nhất.

Thử chiêm nghiệm về ý nghĩa công việc của mình
Thử chiêm nghiệm về ý nghĩa công việc của mình

 

Mức độ hạnh phúc
Đây nên là tiêu chí đầu tiên của việc lập kế hoạch phát triển sự nghiệp. Mức độ hài lòng với công việc hiện tại của bạn sẽ là căn cứ để bạn suy xét xem công việc hiện tại sẽ giữ được chân mình trong bao lâu, có nên tìm một công việc mới, hay đã đến lúc đàm phán để được thăng chức hoặc tăng lương với công ty...

Hãy tự hỏi: Mình còn muốn gắn bó với công việc này hàng ngày không? Mình đã nhận được những lợi ích công việc mà mình muốn chưa? Mình đã được đánh giá cao và được đền đáp công bằng chưa?

Các kỹ năng mới trong nghề
Đến một giai đoạn nhất định, một người đi làm sẽ cần có sự tiến bộ và năng lực của một chuyên gia. Để được như vậy, bạn cần được đào tạo/ tự đào tạo những kỹ năng mới trong ngành. Nhất là khi tốc độ phát triển công nghệ trong đời sống hàng ngày cũng như kinh doanh, sản xuất đang đòi hỏi vô số kỹ năng mới từ nhân viên. Nếu bạn được tạo điều kiện để tiếp cận những kiến thức mới thay vì ì trệ với những kỹ năng cũ, đó có thể coi là điểm cộng cho sự nghiệp.

Mục tiêu có thể đạt được
Bạn có một mục tiêu mong muốn đạt được trong năm tới, nhưng nếu điều kiện công việc thực tế và năng lực hiện tại chỉ cho phép bạn thực hiện sau 5 - 10 năm tới thì không ổn.

Điều đó cho thấy: hoặc bạn quá tham vọng hoặc vị trí hiện tại đang khiến bạn trì hoãn. Điều này làm giảm đi niềm vui và động lực của bạn trong công việc.

Tham khảo ý kiến chuyên gia trong nghề
Tham khảo ý kiến chuyên gia trong nghề

Hãy nghiên cứu những phương án bền vững để đạt được các cột mốc quan trọng. Tham khảo ý kiến của chuyên gia trong nghề về kế hoạch dài hạn và ngắn hạn sẽ mang đến góc nhìn khác hữu ích.

Rà lại giá trị nghề nghiệp
Giá trị công việc thay đổi và phát triển theo thời gian, nên bạn cần đánh giá lại các tiêu chí của mình một cách thường xuyên. Điều khiến chúng ta mãn nguyện ở tuổi 26 có thể không còn truyền cảm hứng ở năm 36 tuổi nữa.

Ví dụ: mức lương đủ để gọi trà sữa mỗi chiều và mua đồ Black Friday, hoặc việc được tham gia các sự kiện nổi tiếng…

Để đánh giá, hãy vạch ra những ích lợi mà bạn kỳ vọng và những gì bạn thu gặt được trên thực tế ở công việc hiện tại.

​Những ích lợi hiện tại có còn làm bạn hài lòng?
Những ích lợi hiện tại có còn làm bạn hài lòng?

Sở thích Công việc
Nếu mông lung về điều bản thân thực sự yêu thích để làm hàng ngày, bạn có thể xem lại cách đánh giá tính cách MBTICareerViet từng chia sẻ. Đi kèm với từng loại trong 16 tính cách là những kiểu nghề nghiệp được gợi ý có thể khiến bạn dễ chịu hơn (so với các công việc khác).

Không phải ai cũng may mắn được làm công việc đúng sở thích, nhưng một công việc phù hợp với tính cách, thế mạnh cũng có thể mang lại ý nghĩa to lớn không kém cho sự nghiệp của bạn.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay