Căng thẳng mùa dịch - đối phó không khó

Lượt xem: 6,619

Dịch COVID-19 đã diễn ra được một năm rưỡi. Dù là đang WFH, mới trở lại công sở, hay vẫn duy trì lịch làm việc thông thường, thì nỗi sợ hãi và lo lắng có thể đã trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày, khiến bạn dần trở nên quá tải. Hãy thử kiểm tra xem mình có các dấu hiệu căng thẳng không, và nên làm gì với nó.

Dịch COVID-19 khiến chúng ta có nhiều mối lo hơn: lo bảo vệ bản thân khỏi virus, lo giữ việc làm khi công ty thanh lọc nhân sự, lo chăm sóc con cái khi trường học đóng cửa… Khi căng thẳng kéo dài, nó có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm nhiều vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như bệnh về tiêu hóa, da liễu, tim mạch, tăng/ sút cân, giảm trí nhớ… Vì thế, chúng ta không nên xem nhẹ việc nhận biết dấu hiệu của căng thẳng và chăm sóc đời sống tâm lý của bản thân.

Dịch COVID-19 khiến chúng ta có nhiều mối lo hơn
Dịch COVID-19 khiến chúng ta có nhiều mối lo hơn

1. Nhận biết dấu hiệu căng thẳng
Căng thẳng quá mức, trước hết sẽ ảnh hưởng xấu đến năng suất làm việc và chất lượng cuộc sống, về lâu dài sẽ làm sức khỏe thể chất và tinh thần giảm sút. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Cáu kỉnh, tức giận nhiều hơn trước
- Tăng mức sử dụng rượu, thuốc lá
- Hoang mang, hồi hộp hoặc lo lắng
- Mệt mỏi hoặc quá tải
- Thiếu động lực, thiếu năng lượng
- Khó ngủ
- Thường muốn ở một mình
- Khó tập trung
- Lo lắng quá mức hoặc buồn bã, tuyệt vọng
- Đau đầu, đau bụng hoặc chóng mặt
- Thường xuyên muốn khóc
- Cảm thấy khó khăn để trao đổi hoặc nhận sự giúp đỡ

Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng như trên, hãy cố gắng quan sát bản thân xem những triệu chứng đó đến từ đâu. Người đi làm thường bị căng thẳng trong mùa dịch COVID-19 bởi các nguyên nhân:
- Lo ngại về nguy cơ tiếp xúc với COVID-19 khi đi làm
- Lo ngại về việc các thành viên trong gia đình tiếp xúc với COVID-19 khi ra ngoài
- Không nhận được sự hỗ trợ cần thiết để tập trung làm việc (ví dụ: trường mẫu giáo đóng cửa, không có người trông con)
- Khối lượng công việc gia tăng
- Hoang mang về tương lai nghề nghiệp trong đại dịch
- Giảm thu nhập
- Phải thay đổi môi trường, lịch trình làm việc

2. Cách kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng là phản ứng bình thường khi đối mặt với đại dịch COVID-19 nhưng nếu kéo dài thì có hại. Kiểm soát được căng thẳng sẽ giúp bạn đứng vững trước sóng gió từ COVID-19. Các cách dưới đây có thể tạo chuyển biến tích cực:

Giao tiếp thẳng thắn với cấp trên
Cho dù vấn đề của bạn là thu nhập giảm hay khối lượng công việc tăng, bạn cũng nên nói chuyện thẳng thắn với cấp trên về mối lo ngại của mình. Giải thích rõ với sếp về những thách thức bạn đang gặp phải và mong muốn của bạn. Nên kiểm soát thái độ để cuộc trao đổi mang tính xây dựng, cả hai bên cùng nêu vấn đề và tìm giải pháp hiệu quả nhất.

Giữ kết nối
Với các quy tắc giữ khoảng cách của mùa dịch COVID-19, sẽ không còn những buổi tụ tập sau giờ làm hay đi ăn trưa cùng đồng nghiệp nữa. Cảm giác sẽ hơi đơn độc và bị cô lập đúng không?

Chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục cảm giác buồn chán bằng cách hẹn bạn bè, đồng nghiệp video call để “tám”. Những cuộc “buôn chuyện” online này cũng sẽ giúp bạn nhận ra mình không hề đơn độc trong cuộc chiến chống COVID-19.

Chọn lọc thông tin
Mỗi ngày có rất nhiều thông tin về COVID-19. Và cập nhật thông tin mới về dịch bệnh sẽ giúp chúng ta bảo vệ tốt nhất cho bản thân và những người khác.

Tuy nhiên, liên tục đọc tin về COVID-19 có thể khiến bạn thêm sợ hãi và căng thẳng. Do đó, hãy cân nhắc tắt notification của app đọc báo hoặc mạng xã hội trên điện thoại và chỉ đọc tin vào một khung giờ nhất định trong ngày. Điều này sẽ giúp bạn có thời gian để tập trung vào những điều khác trong cuộc sống ngoài COVID-19.

Nếu bạn bị ‘hoa mắt chóng mặt’ giữa một rừng thông tin về COVID-19 và không biết bắt đầu từ đâu, hãy chọn nguồn tin đáng tin cậy, chẳng hạn trang Thông tin Chính phủ, báo chí chính thống, website của Bộ Y tế, Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh...

Giữ gìn sức khỏe
Sức khỏe quý hơn vàng - câu nói này đặc biệt đúng trong mùa dịch COVID-19. 

Các bí quyết kinh điển vẫn đáng để ta làm theo: ăn thực phẩm lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và tránh uống rượu bia.

Nếu địa phương bạn ở khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà khi không cần thiết, bạn có
thể tập thể dục tại nhà theo video hướng dẫn trên mạng. Còn khi ra ngoài, không phải suy nghĩ nhiều, hãy thực hiện quy định 5K.
 
Thư giãn
Thư giãn là yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe tinh thần. Khi lo lắng hoặc căng thẳng, hãy nhắm mắt lại và hít thở sâu vài lần và tự nhủ rằng những cảm giác này là hoàn toàn bình thường trong đại dịch.
Thường xuyên thư giãn bằng cách
làm việc bạn thích, chẳng hạn tập yoga hoặc thiền, xem phim, nghe nhạc, trồng cây, nấu ăn, chăm sóc da… Tập trung vào những hoạt động tích cực sẽ giúp bạn và gia đình dễ dàng vượt qua khó khăn.

Thư giãn là yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe tinh thần
Thư giãn là yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe tinh thần

Kết luận
Nhiều chuyên gia dự đoán chúng ta sẽ phải sống chung với đại dịch trong thời gian dài, và các quy tắc phòng ngừa như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách dần sẽ trở thành điều “bình thường mới”. Và
kiểm soát căng thẳng sẽ là kỹ năng sinh tồn cần có cả trong sự nghiệp và đời sống hàng ngày. Hãy lưu lại bài viết này lại để đọc lại bất cứ khi nào bạn cảm thấy quá tải vì đại dịch.

Bài viết khác

Sau nhiều tháng WFH, có thể bạn không muốn quay lại làm văn phòng toàn thời gian. Bạn muốn đề xuất với nhân sự để làm việc linh hoạt, hoặc thậm chí là tiếp tục làm việc tại nhà vô thời hạn nếu được? Trước khi quyết định, bạn nên xem xét những vấn đề của làm việc từ xa trong ''bình thường mới''.

Xem thêm

Làm việc tại nhà nghe có vẻ giống như một giấc mơ: ngủ muộn hơn, mặc trang phục thoải mái, ăn uống bất cứ lúc nào... Nhưng bạn cũng dễ dàng rơi vào trạng thái lười biếng, kết quả công việc bị đình trệ. Để ''vượt lười'' khi WFH, bước đầu tiên là tìm ra gốc rễ của vấn đề.

Xem thêm

Đây có lẽ là lần đầu tiên nhiều công sở phải cho nhân viên WFH trong thời gian dài đến vậy. Một số người hẳn đã nhận ra rằng thức dậy buổi sáng đúng giờ để làm việc khó thế nào, và việc ngồi vào làm hay ăn uống tử tế còn khó hơn. Có lẽ bạn sắp "gục ngã" vì stress mà không nhận ra. CareerViet giúp bạn đây.

Xem thêm

Sau một thời gian dài WFH, rất nhiều người gặp phải tình trạng khó chịu ở mắt và thị lực có vấn đề. Nguyên nhân từ việc nhìn vào màn hình kỹ thuật số trong khoảng thời gian dài. Càng nhìn màn hình nhiều bao nhiêu, mắt bạn càng khó chịu bấy nhiêu. Đã đến lúc bạn cần điều chỉnh thói quen và không gian làm việc.

Xem thêm

Một số người thích làm việc tại nhà, nhưng số khác lại nhớ không khí nhộn nhịp sôi nổi của văn phòng. Cho dù bạn thích hay không, WFH kéo dài có thể khiến bạn thấy tù túng và bí bách. Những ý tưởng dưới đây có thể biến WFH thành một trải nghiệm vui vẻ và thú vị hơn.

Xem thêm

Có nhiều lý do khiến một số người chọn làm việc vào buổi đêm. Có thể là bạn thấy mình năng suất, sáng tạo hơn vào buổi đêm. Có thể là quá nhiều người cùng WFH khiến mạng internet ban ngày quá chậm, và bạn buộc phải chuyển sang làm đêm... Dù lý do là gì, bạn cũng cần thủ sẵn vài bí quyết giữ sức khỏe.

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay