Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
Bạn có từng nghe nói rằng những nhân viên giỏi, chăm chỉ đôi khi cũng bị sa thải? Đó là sự thật. Và bạn sẽ còn bất ngờ hơn khi biết việc ra đi này xuất phát từ những sai lầm tưởng chừng nhỏ nhặt. Trong bài viết này, hãy tìm hiểu về 6 lỗi phổ biến, có vẻ rất “ngây thơ” nhưng lại là nguyên nhân mang đến hậu quả thực sự nghiêm trọng nhé!
Giữa hàng ngàn lựa chọn khác nhau, bạn sẽ làm sao để xác định nghề nghiệp phù hợp nhất với mình? Nếu chẳng có bất cứ ý tưởng nào về công việc muốn làm, hẳn là nhiệm vụ này không thể vượt qua. May mắn thay, mọi chuyện không đến nỗi quá bế tắc. Dành thêm thời gian suy nghĩ đầy đủ hơn, bạn sẽ tăng cơ hội tạo ra quyết định tốt. Cùng CareerViet.vn tham khảo ngay 8 bước cần làm để chọn được nghề nghiệp phù hợp nhé!
Nếu chợt nhận ra rằng mình đang gặp phải một người quản lý trực tiếp luôn “có vẻ” ghét bỏ và thường gây cản trở thì nghĩa là công việc của bạn đang rơi vào tình trạng báo động. Điều này thường xảy ra khi bạn vừa bước chân vào môi trường mới hoặc là bộ phận của bạn được bổ nhiệm một trưởng phòng mới.
Rất khó lòng từ chối một lời mời làm việc, đặc biệt khi bạn đang chìm trong tuyệt vọng vì hành trình tìm “bến đỗ” đã kéo dài mấy tháng trời hoặc tình trạng công việc hiện có thực sự bế tắc. Tuy nhiên, nên hiểu rằng cảm giác thoả mãn cá nhân và thành công sự nghiệp ra sao sẽ tuỳ vào việc bạn tìm ra đâu là điều có thể đáp ứng các nhu cầu. Khi chẳng thể đoán chắc được mình sẽ hoàn toàn hài lòng trong công việc mới hay không, hãy đưa ra các quyết định khôn ngoan hơn bằng cách lắng nghe bản năng và tin vào trực giác.
Văn hoá của một công ty, cách mà những người ở đó suy nghĩ và hành động, thường được hình thành bởi nhà sáng lập và luôn thay đổi theo từng thời kỳ tiếp quản của các CEO khác sau khi nhà sáng lập rời đi. Nếu bạn làm việc cho một công ty có CEO cũng chính là người sáng lập – và công ty có lộ trình phát triển liên tục mạnh mẽ – thì văn hoá của công ty có khả năng sẽ ăn sâu vào vào mọi tổ chức và quy trình làm việc. Đây có lẽ là một văn hoá doanh nghiệp tốt.
Khi đã làm sếp, bạn phải làm điều đúng đắn. CareerViet.vn gửi đến bạn 10 lời khuyên để bắt đầu hành trình làm sếp đầy mới mẻ theo cách thuận lợi nhất. Hãy vận dụng phù hợp để tạo ra nhiều thành tựu và trải nghiệm làm việc đáng nhớ cùng đội ngũ của bạn nhé!
Có những giai đoạn mà khí thế tìm việc của bạn lên rất cao nhưng kết quả thu về thật đáng thất vọng: không có công việc nào như ý hoặc tệ hơn, không nhận được bất cứ lời mời phỏng vấn nào. Khí thế của bạn cũng theo đó mà vơi dần và một lúc nào đấy chuyển hoá thành “niềm đau” khi bạn cố mãi mà vẫn không tìm ra việc. Vậy nếu hành trình tìm công việc mơ ước dường như diễn ra rất lê thê thì bạn sẽ làm gì để mình không biến thành một chú “rùa rụt cổ” than khóc trong vỏ mai?
Các ứng viên trong quá trình tìm việc đôi khi cũng bị rơi vào cuộc đấu tranh tâm lý phải lựa chọn giữa chức danh và tiền lương. Trong trường hợp đó, quyết định của bạn là gì? Bạn sẽ chọn chức danh tốt hơn hay là mức lương cao hơn cho bước đi lớn trong sự nghiệp của mình?
Mong muốn thăng tiến là một trong những điều kiện tiên quyết giúp con người phát triển. Nhưng bạn phải làm rất nhiều việc để đạt được điều đó. Dưới đây là vài khía cạnh CareerViet.vn khuyên bạn nên xem xét khi bắt đầu hành trình hướng đến vị trí cao hơn.
Tất cả chúng ta đều sẽ gặp phải những ngày làm việc tồi tệ. Có vô vàn lý do, chẳng hạn như bị sếp mắng mỏ, đồng nghiệp quát vào mặt, đối thủ cướp mất khách hàng lớn, phải sa thải một nhân viên… Nhưng bạn có bao giờ tổng kết rằng mình đã có một năm đen đuổi trong công việc chưa?
Giờ thì hầu như tất cả chúng ta ai cũng biết rằng cung cấp thông tin gian dối vào CV rất nguy hiểm. Nhưng bạn biết không, trong rất nhiều cuộc đối thoại tìm việc ngày nay, thỉnh thoảng từ phía nhà tuyển dụng, họ cũng nói đôi điều không thật lắm với ứng viên.